Có lẽ 1 ngày 24h là không bao giờ đủ đối với con người hiện đại nói chung và với you nói riêng.Làm gì, phân bổ thời gian thế nào để đảm bảo đầy đủ bài vở trên lớp, học thêm, đọc thêm… hoàn toàn không đơn giản chút nào.
1. Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình.
Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.
2. Một số mẹo nhỏ giúp bạn sắp xếp thời gian học
• Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm
thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao.
• Có tổng kết và updates sau mỗi tuần.
• Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước.
• Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ.
• Có thời gian chết? Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát.
• Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học.
• Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
• Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài )
3. Mục tiêu của bạn là gì?
Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.
Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Kì này bạn phải làm tất cả bao nhiêu bài kiểm tra, điểm số trung bình bạn đặt ra là bao nhiêu? Thi 8 tuần, thi học kì, thi cuối năm, thi tốt nghiệp… hãy cố gắng vượt qua từng chặng.
4. Bạn nên có một thời gian biểu.
• To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
• Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
Bạn có thể làm thời gian biểu bằng tiếng Anh, ghi đầu việc bằng tiếng Anh để “mài sắc” ngoại ngữ của mình!
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
• Lịch ghi kế hoạch lâu dài
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
5. Đừng bỏ qua “thời sự” bạn nhé!
Đừng chỉ có biết học và học, bạn sẽ trở thành một con mọt sách! Hãy chú ý đến các vấn đề thời sự học tập qua sách báo, đài, ti vi, internet… để cập nhật thông tin bạn nhé. Hãy coi nó gần như là một hình thức giải trí những lúc căng thẳng! Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp học thêm miễn phí, cơ hội học bổng du học khi nó đã hết hạn đăng kí 2 ngày phải không?
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình để thấy sự tiến bộ từng ngày bạn nhé.
1. Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình.
Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.
2. Một số mẹo nhỏ giúp bạn sắp xếp thời gian học
• Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm
thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao.
• Có tổng kết và updates sau mỗi tuần.
• Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước.
• Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ.
• Có thời gian chết? Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát.
• Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học.
• Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
• Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài )
3. Mục tiêu của bạn là gì?
Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.
Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Kì này bạn phải làm tất cả bao nhiêu bài kiểm tra, điểm số trung bình bạn đặt ra là bao nhiêu? Thi 8 tuần, thi học kì, thi cuối năm, thi tốt nghiệp… hãy cố gắng vượt qua từng chặng.
4. Bạn nên có một thời gian biểu.
Chà! Thời gian biểu hàng tuần của you thật là đẹp!
• To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
• Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
Bạn có thể làm thời gian biểu bằng tiếng Anh, ghi đầu việc bằng tiếng Anh để “mài sắc” ngoại ngữ của mình!
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
• Lịch ghi kế hoạch lâu dài
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
5. Đừng bỏ qua “thời sự” bạn nhé!
Đừng chỉ có biết học và học, bạn sẽ trở thành một con mọt sách! Hãy chú ý đến các vấn đề thời sự học tập qua sách báo, đài, ti vi, internet… để cập nhật thông tin bạn nhé. Hãy coi nó gần như là một hình thức giải trí những lúc căng thẳng! Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp học thêm miễn phí, cơ hội học bổng du học khi nó đã hết hạn đăng kí 2 ngày phải không?
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình để thấy sự tiến bộ từng ngày bạn nhé.
Đăng nhận xét