Các chỉ thị tiền xử lý trong C#

 

 

    Bên cạnh các từ khoá thường dùng, C# có 1 số lệnh tiền xử lí, những lệnh này không bao giờ được biên dịch thành bất kì dòng lệnh nào trong mã thực thi. Thay vào đó nó có ảnh hưởng đến các khía cạnh của quy trình biên dịch. Ví dụ , ta có thể dùng chỉ dẫn tiền xử lí để ngăn trình biên dịch biên dịch một phần đoạn mã nào đó .Chỉ thị tiền xử lí được phân biệt bằng cách bắt đầu với dấu # . Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

1. #define và #undef

-  Một ví dụ sử dụng #define
#define DEBUG

-  Ý nghĩa câu lệnh trên là cho trình biên dịch biết biểu tượng với tên được đặt (DEBUG) tồn tại. Nó hơi giống như khai báo biến nhưng nó không có giá trị – mà chỉ tồn tại.
- Trái ngược với #define là #undef : bỏ định nghĩa biểu tượng : #undef DEBUG.Ta cần đặt các chỉ thị #define và #undef vào đầu tập tin nguồn trước bất kì khai báo đối tượng được biên dịch.
-  Lưu ý : các chỉ thị tiền xử lí không có dấu ‘ ; ‘ ở cuối câu lệnh thường thì các lệnh chỉ trên 1 dòng. Nếu nó thấy 1 chỉ thị tiền xử lí, nó xem lệnh kết tiếp sẽ nằm ở dòng kế tiếp.


2. #if, #elif, #else, #endif


-  Các chỉ thị này thông báo cho trình biên dịch biết liệu có biên dịch đoạn mã hay không, ví dụ:
int DoSomeWork(double x)
{
// do something
#if DEBUG
Console.WriteLine("x is " + x);
#endif
}

-  Dòng lệnh Console.Writeline chỉ được thực hiện khi DEBUG được định nghĩa (bằng chỉ thị #define). Khi thấy #if nó kiểm tra xem biểu tượng có tồn tại hay không nếu có thì biên dịch đoạn mã bên trong ngược lại bỏ qua đoạn mã bên trong giữa #if và #endif. Ta dùng cách này khi muốn vá lỗi, mà lỗi liên quan đến đoạn mã trong #if, khi muốn đoạn mã này chạy ta định nghĩa DEBUG, khi muốn nó không chạy ta #undef DEBUG, kích cỡ của tập tin thực thi sẽ nhỏ hơn.
-  Các chỉ thị #elif (= else if ) và # else được dùng trong khối #if, và có thể lồng khối #if

#define ENTERPRISE
#define W2K

// further on in the file

#if ENTERPRISE
// do something
#if W2K
// some code that is only relevant to enterprise
// edition running on W2K
#endif
#elif PROFESSIONAL
// do something else
#else
// code for the leaner version
#endif

-  #if và #elif cũng hổ trợ 1 số tác tử logic, dùng  !, ==, !=, ||. Một biểu tượng là truenếu nó tồn tại và ngược lại là false. ví dụ :
#if W2K && (ENTERPRISE==false) // nếu W2K đưọc định nghĩa còn ENTERPRISE thì không

 

3. #warning và #error

-  Nếu trình biên dịch thấy #warning nó sẽ trình bày chuỗi xuất iện phía sau nó đến người dùng, sau đó biên dịch tiếp. Nếu thấy chỉ thi #error, nó sẽ gởi chuỗi con đến người dùng nếu đó là 1 thông báo lỗi biên dịch, sau đó ngừng biên dịch
#if DEBUG && RELEASE
#error "You've defined DEBUG and RELEASE simultaneously! "
#endif

#warning "Don't forget to remove this line before the boss tests the code! "
Console.WriteLine("*I hate this job*");

 

4. #region và #endregion

-  Các chỉ thị #region và #endregion đưọc dùng để đánh dấu khối mã được xem như là khối đơn với tên được đặt, ví dụ như:
#region Member Field Declarations
int x;
double d;
Currency balance;
#endregion

-  Chỉ thị này không có ảnh hưởng nào đến trình biên dịch nhưng nó hữu ích cho 1 số trình biên tập bao gồm cả trình biên tập của VS.NET. Trình biên tập có thể dùng chỉ thị này để gói gọn mã của bạn với tên mà mình đặt,  tạo điều kiện tốt cho viết và sửa chữa chương trình.

 

5. #line

-  Chỉ thị #line có thể được dùng thay cho tên tập tin và thông tin số dòng mà xuất bởi trình biên dịch trong các thông báo cảnh báo hay lỗi. Nó thường dùng khi bạn viết mã kết hợp với 1 số gói khác mà sau đó sẽ thay đoạn mã bạn gõ vào trước khi biên dịch, trình biên dịch sẽ thông báo số dòng và tên tập tin không phù hợp với số dòng trong tập tin mà bạn đang chỉnh sửa. Chỉ thị #line có thể được dùng để lưu sự phù hợp. Ta cũng có thể dùng cú pháp #line default để lưu dòng thành số dòng mặc định :
#line 164 "Core.cs" // we happen to know this is line 164 in the file
// Core.cs, before the intermediate
// package mangles it.

// later on

#line default // restores default line numbering

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn