Tổng hợp kiến thức về Resistor ....

*Phân loại điện trở
  • Điện trở thường : Điện trở thường là các điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W
    • Điện trở công xuất 
  • Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở công xuất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt.

Các điện trở : 2W – 1W – 0,5W – 0,25W

Biến trở




Hình dạng biến trở Ký hiệu trên sơ đồ

Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên, biến trở có cấu tạo như hình bên dưới. 



Cấu tạo của biến trở

Triết áp :

 Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh. Ví dụ như – Triết áp Volume, triết áp Bass, Treec v.v.. , triết áp nghĩa là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ chỉnh. 



Ký hiệu triết áp trên sơ đồ nguyên lý.



Hình dạng triết áp Cấu tạo trong triết áp
Quy ước mầu Quốc tế


Mầu sắcGiá trịMầu sắcGiá trị
Đen0Xanh lá5
Nâu1Xanh lơ6
Đỏ2Tím7
Cam3Xám8
Vàng4Trắng9
Nhũ vàng-1
Nhũ bạc-2



Điện trở thường

 được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu.

* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu :


Cách đọc điện trở 4 vòng mầu

Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vịVòng số 3 là bội số của cơ số 10.Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)Có thể tính vòng số 3 là số con số không “0″ thêm vàoMầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.

* Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( 




Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.Đối diện vòng cuối là vòng số 1Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)Có thể tính vòng số 4 là số con số không “0″ thêm vào





Các điện trở khác nhau ở vòng mầu thứ 3

Khi các điện trở khác nhau ở vòng mầu thứ 3, thì ta thấy vòng mầu bội số này thường thay đổi từ mầu nhũ bạc cho đến mầu xanh lá , tương đương với điện trở < 1 Ω đến hàng MΩ.




Các điện trở có vòng mầu số 1 và số 2 thay đổi .

Ở hình trên là các giá trị điện trở ta thường gặp trong thực tế, khi vòng mầu số 3 thay đổi thì các giá trị điện trở trên tăng giảm 10 lần.


Bài tập 





Bài tập – Đoán nhanh kết quả trị số điện trở.


Cách Mắc Và Ứng Dụng Của Trỡ


Điện trở mắc nối tiếp .

Điện trở mắc nối tiếp.
Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 + R2 + R3Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở . – 

Điện trở mắc song song
Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức (1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thìRtd = R1.R2 / ( R1 + R2)Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở .I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 )Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau
 – Điên trở mắc hỗn hợp

Điện trở mắc hỗn hợp.
Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn .Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1,5K .
 – Ứng dụng của điện trở 
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :
Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.

Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.
- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở.
- Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
- Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W
Mắc điện trở thành cầu phân áp 

Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý .
Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức .
U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1/(R1 + R2)
Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.
Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .

Mạch phân cực cho Transistor
Tham gia vào các mạch tạo dao động R C

Mạch tạo dao động sử dụng IC 555

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn