Giữa chủ tịch nước và quốc hội ai có quyền lực mạnh hơn

Thiết nghĩ, những bạn trẻ nên biết thêm một ít kiến thức về bộ máy nhà nước của mình, bổ xung thêm hiểu biết cũng không phải là điều thừa. Bạn là thành viên của một công ty thì phải hiểu biết bộ máy của công ty, thành viên của một tổ chức phải hiểu biết tổ chức, và dĩ nhiên là một công dân thì nên hiểu biết ban lãnh đạo của mình. Bài viết của này tóm tắt ngắn gọn bộ máy cai trị của nước Việt Nam ta.

1. Bộ máy nhà nước

 

 

Từ sơ đồ trên ta thấy ở Việt Nam là Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết.

Theo hiến pháp điều 101: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Ngoài ra Chủ tịch nước còn có quyền đề cử, giới thiệu với Quốc hội để bầu các vị trí quan trọng của nhà nước. Chủ tịch nước là người đứng đầu các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

- Tiếp theo là ông Thủ tướng chính phủ hiện nay đang là Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng điều hành Chính phủ và có trách nhiệm giám sát các bộ trưởng. Thủ tướng được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn. Sau đó Thủ tướng trình danh sách Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn. 

- Các ban ngành khác thì mọi người có thể tự tìm hiểu.

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam

 

Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam (1992, sửa đổi) viết:

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là Tổng Bí Thư. Vị trí sau đó là bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng. gồm có các thành viên chủ chốt hiện nay: Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh và Phạm Văn Trà. Tất cả các vị trí chủ chốt trong cơ quan nhà nước đều là người của Đảng CSVN. Và tất nhiên những người theo đảng đều phải tuân thủ những quy định, chiến lược, mệnh lệnh của Đảng.

3. Người có quyền lực cao nhất thực sự

Từ đây là thấy Nguyễn Minh Triết là đứng đầu trên danh nghĩa. Người thực sự có quyền lực cao nhất chính là Tổng Bí Thư: Nông Đức Mạnh.

Nước ta là nước chỉ có một Đảng, Quốc hội đại diện cho người dân chiếm tới 80% là người của Đảng. Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất của nước và chỉ có 2/3 số ủy viên chính phủ đồng ý mới có quyền sửa đổi hiến pháp. Từ đây suy ra, Đảng CSVN là một tổ chức có một quyền lực tối cao theo danh nghĩa gián tiếp như chi phối toàn bộ bộ máy nhà nước, hiến pháp, xã hội, quốc phòng, công an...

Với các nước quân chủ lập hiến , tức là chỉ có 2 thể chế là vua và nghị viện, thì thủ tướng đứng đầu nghị viện là to nhất. Còn đối với các quốc gia cộng hòa hay theo xã hội chủ nghĩa, thì thủ tướng đứng dưới tổng thống hoặc chủ tịch nước!
Ở Việt Nam thì sắp xếp như sau:
Đảng Cộng sản=>Tổng Bí thư=>Bộ Chính trị=>Ban Bí thư=>Ban Chấp hành Trung ương=>Chủ tịch nước=>Quốc hội=>Chính phủ=>Thủ tướng=>Tòa án Nhân dân Tối cao=>Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Tuy nhiên, tùy theo tính chất của các bản tin, thì mình phaỉ hiểu khác nhau bạn nhé! Ví dụ như nêu mà họp quốc hội chẳng hạn, thì rõ ràng Chủ tịch nước nhỏ hơn chủ tịch quốc hội, còn họp chính phủ thì đương nhiên thủ tướng to nhất rồi. Điều đặc biệt nữa, mình nói thêm là Việt Nam là nước độc đảng! Chính vì thế, ở VN, Tổng Bí Thư là to nhất, nhưng khi tới nhiều nước trên thế giới thì Tổng Bí Thư không được coi là nguyên thủ quốc gia, mà chỉ đc đón tiếp như người đứng đầu 1 đảng thôi. ĐÓ là do ở các nước đó đa đảng!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn