Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Điều khoản, Nghị quyết là gì?

Nghị định, thông tư, nghị quyết của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao... là những văn bản quy phạm pháp luật.
- Khoản 1, điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội".
- Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: 
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. 
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. 
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

343. CÁC khái niệm về Nghị định CP, Thông tư, Pháp lệnh và chúng có liên quan như thế nào? Trình tự ban hành? Bui Van Chiem (chiembv.cd@vietsov. com.vn).

l Theo Từ điển Luật học Nhà xuất bản từ điển Bách khoa năm 1999: Pháp lệnh, văn bản pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về các vấn đề được Quốc hội giao, do Chủ tịch nước công bố.

Nghị định, văn bản pháp quy dưới luật do Chính phủ ban hành để thi hành luật hoặc điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuộc một phạm vi nhất định.

Thông tư, văn bản quy phạm pháp lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện các quy định được các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên giao thuộc phạm vi quản lý ngành hay lĩnh vực mình quản lý.

Thẩm quyền ban hành:

Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Nghị định do Chính phủ ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của ?y ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch Nước.

Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ?y ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch Nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Bạn có thể tham khảo thêm trong cuốn: "Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật", sửa đổi bổ sung năm 2002 do Nhà xuất bản Tp.HCM ?n hành.

Bùi Hữu Thế (Bình Thạnh, Tp.HCM)


l Nghị định: Văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa luật, thể chế hóa đường lối, chính sách về một số vấn đề chưa có luật, pháp lệnh điều chỉnh.

Thông tư: để hướng dẫn, giải thích các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ - Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng. Pháp lệnh: Văn bản quy phạm pháp luậtcó hiệu lực sau Luật.

Hoàng Hà (Đông Hà,Quảng Trị)


l Nghị định: do Chính phủ ban hành, được sử dụng với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật.

- Là văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh về quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa... quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

- Là văn bản áp dụng pháp luật, ban hành nhằm áp dụng luật trong việc thành lập, sáp nhập, phân chia, giải thể các cơ quan thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Thông tư:

Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi một số chủ thể như: Bộ trưởng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Ngoài ra Thông tư còn được một số chủ thể phối hợp với nhau để ban hành, khi đó gọi là Thông tư liên tịch.

Pháp lệnh:

Là những văn bản có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội quan trọng, tương đối ổn định. Nội dung của chúng thường là những quy định chung chung, ít cụ thể, là cơ sở pháp lý để ban hành các văn bản khác.

Pháp lệnh do Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành (trong trường hợp chưa có điều kiện để làm luật).

Trương Văn Thành (DakLak)


l Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh là 3 trong số những loại văn bản quy phạm pháp luật đặc trưng của Nhà nước ta.

Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, là văn bản cụ thể hóa Hiến pháp, có nội dung và vai trò gần như luật.

Nghị định do Chính phủ ban hành nhằm để cụ thể hoá luật, pháp lệnh, hoặc để quy định, tổ chức các cơ quan trực thuộc bộ máy hành pháp, quy định các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động quản lý của mình và do đó nghị định luôn là văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tư do Bộ (tức Bộ trưởng ban hành để giải quyết các vấn đề của từng ngành, lĩnh vực quản lý cụ thể thuộc phạm vi quyền hạn của Bộ.

Thông tư luôn luôn là quy phạm nhưng chỉ mang tính chất quy phạm hướng dẫn, giải thích.

Ngoài ra còn có các thông tư liên ngành, liên bộ là những văn bản liên tịch (giữa các cơ quan Nhà nước với nhau).

Trật tự cấp độ hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp: Pháp lệnh > Nghị định > Thông tư.

Lê Thanh Xuân (Hai Bà Trưng, Hà Nội)


l Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bao gồm:

1. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. Văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, nghị quyết.

2. Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ? Trung uơng ban hành để thi hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội:

a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;

3. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành VBQPPL của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:

a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.

Trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trường hợp các VBQPPL về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

Trường hợp VBQPPL mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới.

Trình tự ban hành VBQPPL được Luật Ban hành VBQPPL quy định riêng đối với từng cấp ban hành, từng loại VBQPPL.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì tìm đọc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và tìm hiểu thêm một số thông tư, nghị định, nghị quyết cụ thể tại các nhà sách có in và bán các văn bản này.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn