Mối quan hệ và sự khác biệt giữa UMTS và WCDMA


Các thuật ngữ viết tắt WCDMA, UMTS, TD-SCDMA v.v… xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có một hiện tượng khá phổ biến là: người ta thường lẫn lộn giữa WCDMA và UMTS, xem chúng có cùng khái niệm như nhau. Vậy thực chất thì UMTS và WCDMA có mối quan hệ như thế nào và giữa chúng có sự khác biệt nào không?


 

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thông tin di động trên thế giới,khi ngày càng nhiều nước quan tâm đến 3G và 3G cũng đã đưa vào khai thác thương mại ở một vài nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… thì nhiều thuật ngữ về kỹ thật 3G cũng bắt đầu lưu hành trong giới chuyên môn. Các thuật ngữ viết tắt WCDMA, UMTS, TD-SCDMA v.v… xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có một hiện tượng khá phổ biến là: người ta thường lẫn lộn giữa WCDMA và UMTS, xem chúng có cùng khái niệm như nhau. Vậy thực chất thì UMTS và WCDMA có mối quan hệ như thế nào và giữa chúng có sự khác biệt nào không?

Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn 3G và “vội vàng” gọi chung kỹ thuật 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các phương án được khuyến nghị (băng rộng lên tới 5MHz). Sau đó sự tham gia tích cực của Nhật Bản vào việc xây dựng các tiêu chuẩn này đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của công nghệ 3G trên phạm vi toàn cầu. Năm 1998, châu Âu và Nhật đạt được sự nhất trí về những tham số chủ chốt của Khuyến nghị CDMA băng rộng và đưa nó trở thành phương án kỹ thuật dùng giao diện không gian FDD (ghép tần số song công - Frequency Division Duplex) trong hệ thống UMTS. Và từ đó phương án kỹ thuật này được gọi là WCDMA để nêu rõ sự khác biệt với tiêu chuẩn CDMA băng hẹp của Mỹ (băng rộng chỉ có 1,25 MHz).

Tiếp tục phát triển một cách logic, UMTS trở thành một trong những tiêu chuẩn 3G của tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới 3GPP (Tổ chức những người bạn hợp tác về 3G) và không chỉ định nghĩa giao diện không gian; chủ thể của nó bao gồm các khuyến nghị về các giao diện và một loạt các quy phạm kỹ thuật về các mạch kết nối và mạch phân nhóm nòng cốt của CDMA.

Để vừa có thể giữ lại khoản đầu tư về mạng hiện có vừa có thể ứng dụng một cách linh hoạt các phát minh công nghệ mới nhất, tư tưởng chỉ đạo khi xây dựng tiêu chuẩn 3G là các phần tử mạng có thể phát triển một cách độc lập, toàn mạng cần quá độ một cách trôi chảy và thuận lợi. Mục tiêu tổng quát và cuối cùng của nó là: thực hiện một mạng thông tin di động toàn cầu giải rộng được IP hoá. Nói cụ thể hơn là kỹ thuật kết nối mạng vô tuyến và kỹ thuật mạng chuyển mạch nòng cốt đều có cách phát triển riêng của mình. Về kỹ thuật kết nối, đặc biệt là ở các giao diện không gian, 3GPP ra sức phấn đấu nâng cao hiệu suất sử dụng tần phổ, ngoài tiêu chuẩn WCDMA là kỹ thuật kết nối không gian đầu tiên được chọn và không ngừng hoàn thiện nâng cao, UMTS còn đưa vào 2 phương án kỹ thuật khác là TD-SCDMA (Time Division - Sequence Code Division Multiple Access) và HSDPA (High-speed Digital Position Access). Phương án đầu do Trung Quốc đề xướng, có thể tận dụng tần phổ của đơn biên để cho khả năng tổ chức mạng thông tin di động tốc độ cao. Phương án sau đưa vào kỹ thuật điều khiển tốc độ truyền đưa dữ liệu có lợi cho việc truyền đưa dữ liệu siêu tốc, có thể đưa tốc độ truyền dữ liệu vô tuyến lên tới 10 Mbit/s. Về mặt kỹ thuật mạng nòng cốt, đã đưa vào khái niệm chuyển mạch mềm phân nhóm, tiếp đó thuận theo xu thế phát triển ứng dụng các nền tảng IP mà đưa vào khái niệm phục vụ IP đa phương tiện (IMS - IP Multimedia Service). Dựa trên các nền tảng đó để thực hiện được mục tiêu phát triển cuối cùng là thiết lập một mạng thông tin di động đa phương tiện trên nền tảng hoàn toàn IP.

Sự phát triển liên tục các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên được thể hiện bằng 4 mô thức về tiêu chuẩn UMTS của tổ chức 3GPP là: R99, R4, R5 và R6, tạo thành một bộ tiêu chuẩn đồ sộ nhưng trong nó lại gồm những hệ tiêu chuẩn tương đối độc lập. WCDMA là một tiêu chuẩn về giao diện không gian đầu tiên, sớm nhất và hoàn thiện nhất trong các hệ tiêu chuẩn đó và được các nhà khai thác và sản xuất thiết bị viễn thông ở cả 3 châu lục: Âu, Á, Mỹ sử dụng rộng rãi.

Lấy thí dụ: Nếu một nhà khai thác 3G chọn mạng kết nối CDMA theo định nghĩa của R99 và mạng nòng cốt có chuyển mạch mềm được trình bày trong quy phạm R4 thì có thể nói Nhà khai thác này thiết lập mạng 3G theo mô thức R4 của UMTS. Còn nếu sử dụng phương án kỹ thuật TD-SCDMA và mạng nòng cốt có chuyển mạch mềm theo định nghĩa R99 thì cũng có thể nói họ thiết lập mạng 3G theo mô thức R4 của UMTS.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn