Câu hỏi: Lễ ăn hỏi của em đã đến cận kề. Hôm trước, bố mẹ nhà người yêu em sang nói chuyện và có ý hỏi nhà em lấy lễ bao nhiêu. Bố mẹ em bảo em nói với ông xã tương lai của em là nhà em lấy hai lễ, mỗi lễ 15 triệu. Bố mẹ cũng bảo nếu “úi xùi” quá thì người ta coi thường mình. Em cũng không rõ, so với mặt bằng chung như vậy là ít hay nhiều? Gia đình hai chúng em đều ở Hà Nội. Mong cộng đồng Trầu Cau cho em chút kinh nghiệm.
Trả lời:
Bạn gái thân mến! Đầu tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và giãi bày tâm tư của mình với chuyên mục.
Thách cưới là một tục lệ đã có lâu đời trong đám cưới truyền thống Việt Nam. Theo thời gian, người ta đã có cách nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Ở nhiều nơi, thách cưới gần như không còn tồn tại, mà đó chỉ được xem như một thủ tục để nhà trai tỏ lòng tôn trọng nhà gái. Tuy nhiên, tại một số vùng miền, tục lệ thách cưới vẫn trói buộc cả nhà gái và nhà trai, có nhiều chàng trai phải bỏ cuộc và cô gái thiệt thân.
Một số gia đình xem thách cưới là một biện pháp để thử lòng chàng rể tương lai, hoặc thách cưới cao khiến chú rể nản lòng mà bỏ cuộc, trường hợp này thường do bất hòa, không muốn hai bạn đến với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng, số tiền thách cưới cao là để thể hiện “danh giá” của người con gái. Số tiền thách cưới lớn đồng nghĩa với việc người con gái đó có phẩm giá cao, đức hạnh tốt. Tuy nhiên, đây là quan niệm lạc hậu, đã không còn phù hợp với xã hội ngày nay.
Có trường hợp, khả năng tài chính của nhà gái eo hẹp, không thể đủ lực lo đám cưới, số tiền thách cưới cao được xem là hình thức nhà trai gián tiếp lo chu toàn cho tiệc cưới. Có trường hợp nhà gái thách cưới cao, hậu quả là đôi uyên ương chưa kịp vui duyên mới bao lâu đã phải còng lưng lo trả nợ. Trái lại, tại một số vùng miền, nhà gái thách cưới thật cao và số tiền đó được trao cho đôi bạn trẻ làm vốn khi bắt đầu cuộc sống mới.
Nhìn chung, thách cưới cao tạo ra những căng thẳng và sự lãng phí không cần thiết. Đây là điều không nên bởi đã không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới hiện nay.
Tuy nhiên, để tránh những tình huống dở khóc dở cười, trước khi ăn hỏi, nhà trai nên đến nhà gái ngỏ ý về vấn đề này. Nhà gái thường không nên yêu cầu cụ thể mà nói “Tuỳ thuộc vào nhà trai”. Đây được xem là nét đẹp ứng xử, thể hiện mối giao hòa và tình cảm giữa hai bên thông gia. Hai bên cũng nên tham khảo lệ thách cưới tại vùng miền, khu vực sinh sống để biết liệu thách cưới như vậy đã hợp lý hay chưa? Từ đó, có được những lựa chọn làm vui lòng cả nhà trai và nhà gái.
Hiện nay, tại Hà Nội, số lễ và số tiền mỗi lễ của từng khu vực tuy có nhiều khác biệt, nhưng số tiền thách cưới dao động từ 5 – 10 triệu đồng. Nếu dư giả hơn, nhà trai có thể gửi nhà gái một khoản tiền nhỏ để làm cỗ ăn hỏi. Trong trường hợp của bạn, với 2 lễ, mỗi lễ 15 triệu, so với mặt bằng chung là cao. Tuy nhiên, cũng khó để nói mức tiền ấy là cao hay thấp, vì điều đó phụ thuộc vào khả năng kinh tế và quan điểm của hai gia đình. Miễn là hai bên thấy số tiền thách cưới là hợp lý và chấp nhận được.
Mọi thủ tục, nghi lễ càng đơn giản bao nhiêu càng tốt cho hai bạn và gia đình hai bên. Và, giá trị của người con gái và hạnh phúc gia đình không thể hiện qua số tiền thách cưới.
Với những chia sẻ trên đây, Trầu Cau mong rằng bạn đã có cái nhìn khách quan về tục thách cưới. Hy vọng, bạn và gia đình sẽ có được quyết định đúng đắn nhất. Chúc bạn luôn hạnh phúc, và đừng quên chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ trong tiệc cưới và cuộc sống hôn nhân với Cộng đồng Cưới hỏi Trầu Cau nhé!
Trả lời:
Bạn gái thân mến! Đầu tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và giãi bày tâm tư của mình với chuyên mục.
Thách cưới là một tục lệ đã có lâu đời trong đám cưới truyền thống Việt Nam. Theo thời gian, người ta đã có cách nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Ở nhiều nơi, thách cưới gần như không còn tồn tại, mà đó chỉ được xem như một thủ tục để nhà trai tỏ lòng tôn trọng nhà gái. Tuy nhiên, tại một số vùng miền, tục lệ thách cưới vẫn trói buộc cả nhà gái và nhà trai, có nhiều chàng trai phải bỏ cuộc và cô gái thiệt thân.
Một số gia đình xem thách cưới là một biện pháp để thử lòng chàng rể tương lai, hoặc thách cưới cao khiến chú rể nản lòng mà bỏ cuộc, trường hợp này thường do bất hòa, không muốn hai bạn đến với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng, số tiền thách cưới cao là để thể hiện “danh giá” của người con gái. Số tiền thách cưới lớn đồng nghĩa với việc người con gái đó có phẩm giá cao, đức hạnh tốt. Tuy nhiên, đây là quan niệm lạc hậu, đã không còn phù hợp với xã hội ngày nay.
Có trường hợp, khả năng tài chính của nhà gái eo hẹp, không thể đủ lực lo đám cưới, số tiền thách cưới cao được xem là hình thức nhà trai gián tiếp lo chu toàn cho tiệc cưới. Có trường hợp nhà gái thách cưới cao, hậu quả là đôi uyên ương chưa kịp vui duyên mới bao lâu đã phải còng lưng lo trả nợ. Trái lại, tại một số vùng miền, nhà gái thách cưới thật cao và số tiền đó được trao cho đôi bạn trẻ làm vốn khi bắt đầu cuộc sống mới.
Nhìn chung, thách cưới cao tạo ra những căng thẳng và sự lãng phí không cần thiết. Đây là điều không nên bởi đã không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới hiện nay.
Tuy nhiên, để tránh những tình huống dở khóc dở cười, trước khi ăn hỏi, nhà trai nên đến nhà gái ngỏ ý về vấn đề này. Nhà gái thường không nên yêu cầu cụ thể mà nói “Tuỳ thuộc vào nhà trai”. Đây được xem là nét đẹp ứng xử, thể hiện mối giao hòa và tình cảm giữa hai bên thông gia. Hai bên cũng nên tham khảo lệ thách cưới tại vùng miền, khu vực sinh sống để biết liệu thách cưới như vậy đã hợp lý hay chưa? Từ đó, có được những lựa chọn làm vui lòng cả nhà trai và nhà gái.
Hiện nay, tại Hà Nội, số lễ và số tiền mỗi lễ của từng khu vực tuy có nhiều khác biệt, nhưng số tiền thách cưới dao động từ 5 – 10 triệu đồng. Nếu dư giả hơn, nhà trai có thể gửi nhà gái một khoản tiền nhỏ để làm cỗ ăn hỏi. Trong trường hợp của bạn, với 2 lễ, mỗi lễ 15 triệu, so với mặt bằng chung là cao. Tuy nhiên, cũng khó để nói mức tiền ấy là cao hay thấp, vì điều đó phụ thuộc vào khả năng kinh tế và quan điểm của hai gia đình. Miễn là hai bên thấy số tiền thách cưới là hợp lý và chấp nhận được.
Mọi thủ tục, nghi lễ càng đơn giản bao nhiêu càng tốt cho hai bạn và gia đình hai bên. Và, giá trị của người con gái và hạnh phúc gia đình không thể hiện qua số tiền thách cưới.
Với những chia sẻ trên đây, Trầu Cau mong rằng bạn đã có cái nhìn khách quan về tục thách cưới. Hy vọng, bạn và gia đình sẽ có được quyết định đúng đắn nhất. Chúc bạn luôn hạnh phúc, và đừng quên chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ trong tiệc cưới và cuộc sống hôn nhân với Cộng đồng Cưới hỏi Trầu Cau nhé!
Đăng nhận xét