Phân biệt rõ BIOS, CMOS, NVRAM, ROM


Đầu tiên xin kính chào bà con!
BIOS-CMOS vốn dĩ ko phải là 1 vấn đề mới mà là 1 vấn đề Biết Rồi Khổ Lắm Nói Mãi. Nhưng sau khi lang thang trên 1 số diễn đàn, lượm lặt 1 số tài liệu thì nhận thấy rằng, đại đa số mọi người đều có thể trình bày tốt sự hiểu biết của mình về nó, nhưng đáng buồn thay nó chỉ toàn là đúng phần NGỌN mà quên đi mất phần GỐC (hầu hết mọi người đều cho rằng 4-5 thứ tui kể trên chúng là 1 thể thống nhất, chưa phân rõ được ranh giới giữa chúng). Nay mình viết bài này với mong muốn đem kinh nghiệm bản thân chia sẻ cùng các bạn sự hiểu biết khái quát nhất, dễ hiểu nhất về chúng.

Chip Chính:
Đây là một con chip, 1 con IC vật lý mà các bạn hoàn toàn có thể thấy trên các Mainboard. Con chip chính này có tên là ROM, là một bộ nhớ chỉ cho phép đọc chứ ko cho Ghi theo đúng kiểu thiết kế ban đầu. Con ROM này vào thuở ban đầu chỉ có nhà sản xuất mới có thể ghi thông tin vào nó bằng các loại máy chuyên dụng (như tia cực tím hay gì gì đó chẳng hạn), nếu người dùng muốn nâng cấp nó thì chỉ có mỗi một cách là lấy "xà beng" cậy nó ra khỏi Mainboard và gắn 1 con khác vào mà thôi, ko có chuyện update dễ dàng như bây giờ đâu. Trải qua nhiều đời công nghệ từ ROM, EPPROM.... và cuối cùng là FLASH ROM; con FLASH ROM này được chế tạo bằng bộ nhớ FLASH (tức anh em với con chip nhớ FLASH dùng trong mấy cái cục USB bây giờ đó) cho phép người dùng ghi-xóa thông tin vào nó dễ dàng bằng điện giống như chép 1 file mp3 vào cục USB vậy !
-BIOS là một phần mềm lập trình sẵn, chứa các lệnh điều khiển hệ thống cơ bản do nhà sx đưa ra tương ứng với từng loại Model của Mainboard. Phần mềm này được lưu trong con chip ROM mà tui trình bày ở trên. Như vậy phần mềm BIOS này sẽ điều khiển hệ thống ở mức cơ bản thông qua con chip ROM. Khi ta update BIOS tức là ta đang ghi dữ liệu lên FLASH ROM đó các bạn.

Chip Phụ:

-Chính vì ROM (nói chung) là con chip chỉ cho đọc nên nó nghiễm nhiên là "Bất khả xâm phạm", vì thế người dùng ko thể cấu hình nó một cách trực tiếp được, mà phải thông qua 1 con chip phụ khác trên Mainboard đó là RTC/NVRAM. BIOS trong ROM muốn hoạt động được thì trong lúc khởi động nó phải chạy đến con chip NVRAM này để lấy cấu hình về, rồi thì sau đó mới chính thức đi vào hoạt động được . Con chip phụ này chứa các thông tin cấu hình BIOS mà người dùng có thể tác động vào được (ví dụ như: First Boot Device, ngày giờ hệ thống, pasword BIOS, chỉnh xung nhịp CPU khi OC bằng tay, SPD cho RAM, bật tắt các thiết bị- các cổng xuất nhập v.v...). Con chip phụ này cần nguồn điện một chiều nuôi để ko bị mất dữ liệu, và ko ai khác chính là cục pin CR2032, hay tụ điện có điện dung cao như trước đây.
-Con chip RTC/NVRAM (hay còn gọi tắt là NVRAM) này nó được chế tạo từ 1 công nghệ có tên là CMOS -Complementary Metal Oxide Semiconductor-(nói chính xác hơn thì đó là thành phần hóa học cấu thành nên con chip). Về sau này do tên con chip là RTC/NVRAM khá là dài, lại nhùng nhằng khó nhớ nên mọi người mới lấy tên CMOS đặt cho nó luôn. Từ đó trở đi cái tên RTC/NVRAM đã bị đi vào dĩ vãng, ko ai còn nhớ đến tên cúng cơm trong giấy khai sanh của nó nữa, mà chỉ lạnh lùng gọi nó với cái tên đã bị "chợ búa hóa" là Chip CMOS. Giống như con Transistor công suất bị dân Nhật Tảo gọi là con Sò vậy đó.
-Và đương nhiên là cục pin CR2032 cấp nguồn cho nó cũng bị "vạ lây" => đổi tên thành PIN CMOS.
Tuy nhiên chỉ có con người mới gọi nó là Chip CMOS thôi, chứ thật ra các hệ thống máy móc vẫn gọi nó với cái tên cúng cơm đàng hoàng

 {Giới thiệu} NVRAM là gì?

Một lần nữa xin chào mọi người. Đây là bài viết đầu tiên sau vài tuần nghỉ Tết. Hy vọng các bạn có một mùa Tết vui vẻ và hạnh phúc bên bạn bè và người thân.

Trong đó mình có nói về tổ hợp phím Alt/Option + Command/Táo + P + R để khởi động lại NVRAM. Sau đó thì mình nhận được rất nhiều thắc mắc từ các bạn về NVRAM. NVRAM là gì? Nên mình quyết định viết bài này để giới thiệu về NVRAM.

NVRAM là gì? NVRAM là từ viết tắt của Non-Volatile Random Access Memory, và tất nhiên là một loại RAM. Vậy thì trước hết phải tìm hiểu xem RAM là gì đã nhé.

RAM theo đúng tên gọi của nó là Random Access Memory, mình xin tạm dịch ở đây là Bộ nhớ ngẫu nhiên. Chức năng chính của RAM là bộ nhớ của các hệ thống điện toán. Trong mỗi thanh RAM mà chúng ta thường thấy có nhiều thanh ghi logic được đánh dấu theo các tên gọi như AX, BX, DX... và sẽ được hệ thống điện toán quản lý. Khi có một phần mềm nào đó có nhu cầu sử dụng bộ nhớ thì hệ thống sẽ cung cấp một thanh ghi nào đó trên RAM tùy theo yêu cầu cấp phát của từng phần mềm. Sau khi phần mềm này không cần vùng bộ nhớ đó nữa thì thanh ghi đó trên RAM sẽ được giải phóng, nhường chỗ cho những phần mềm khác. Hiện tượng phần mềm của bạn bị treo giữa chừng là do RAM không còn thanh ghi nào trống để cấp phát bộ nhớ cho phần mềm đó khi có yêu cầu.

Một đặc điểm của RAM là tất cả các thanh ghi trên RAM sẽ tự động được giải phóng khi tắt hệ thống. Có nghĩa là khi bạn tắt máy tính thì tất cả dữ liệu nằm trên RAM sẽ bị xóa sạch.

Khác với RAM, NVRAM không bị mất dữ liệu khi tắt nguồn. Tính năng này được tận dụng để chạy chung với pin của CMOS, lưu các thông số của hệ thống như số ******, hãng sản xuất, ngày sản xuất, địa chỉ Ethernet MAC...

Một loại của NVRAM sử dụng SRAM (Static Random Access Memory). SRAM thực hiện việc lưu trữ dữ liệu bằng cách luôn luôn được kết nối với nguồn điện (ví dụ như pin). Những loại NVRAM được làm từ SRAM luôn cần một nguồn điện liên tục để bảo đảm nó không bị mất dữ liệu.

Những loại khác của NVRAM sử dụng EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory) là một bản mạch giúp lưu trữ dữ liệu ngay khi tắt nguồn.

Vì thế mà NVRAM là một sự kết hợp giữa SRAM và EEPROM.

 

2 Nhận xét

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn