Du khách đến Thiếu Lâm để chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ nghìn năm, xem các tuyệt kỹ công phu. Nếu là một fan của các câu chuyện kiếm hiệp Kim Dung, nhắc đến Thiếu Lâm tự, chắc chắn bạn sẽ nhớ ngay đến một cái nôi võ học, được tôn vinh là “Thái sơn Bắc đẩu” ở đất nước Trung Quốc.
Thiếu Lâm tự trong tiếng Hán có nghĩa là “ngôi chùa trong rừng gần đỉnh núi Thiếu Thất”, thuộc dãy Tung Sơn, thành phố Hà Nam, Trung Quốc. Nằm ở vị trí cao, lại có tên tuổi lẫy lừng không chỉ trong giới võ học mà cả trong văn chương, điện ảnh, mỗi năm Thiếu Lâm tự thu hút vô vàn du khách tới tham quan.
Chùa Thiếu Lâm được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy và luôn được mọi triều đại xem trọng. Mỗi thời kỳ, chùa Thiếu Lâm lại được nhận thêm nhiều sắc phong, thơ ca do các nhà vua nổi tiếng như Khang Hy, Càn Long để lại.
Đường lên chùa Thiếu Lâm phong cảnh rất hùng vĩ với núi cao, đèo sâu và rất nhiều cây tùng, bách vươn mình trong sương gió, chẳng khác nào một bức tranh thủy mạc hữu tình. Khi nhìn thấy cánh cổng tam quan bằng đá trắng và tượng võ tăng cao ngất, nghĩa là bạn đã gần đến khuôn viên của Thiếu Lâm tự.
Đại Hùng bảo điện là điện chính của ngôi chùa. Trong góc sân Đại Hùng bảo điện, du khách được chiêm ngưỡng những bia đá ghi công đức của những người có đóng góp cho ngôi chùa và một cây ngân hạnh 1.500 tuổi chi chít lỗ thủng. Tương truyền, đó chính là nơi các nhà sư Thiếu Lâm từng tập luyện Nhất dương chỉ (một môn võ bí truyền sử dụng lực bắn qua ngón tay để tấn công đối thủ) và những lỗ thủng chính là dấu vết của Nhất dương chỉ.
Thiếu Lâm tự là một quần thể kiến trúc Bắc Ngụy lớn với rất nhiều công trình đáng chú ý như Lập Tuyết đình – phòng của Đạt Ma sư tổ, La Hán điện với bức bích họa mô tả 500 vị La Hán biểu lộ sự tôn kính với đức Phật, và 48 vết lõm được cho là tạo thành do công lực của các nhà sư. Quan Âm các là nơi lưu giữ tảng đá có in khuôn mặt của đức Phật khi ngài diện bích 9 năm (quay mặt vào vách đá thiền định).
Cũng trong quần thể Thiếu Lâm, du khách có thể tới viếng khu vực Tháp Lâm, khu mộ dành cho các nhà sư có công với chùa, nằm trên đồi cao với 243 ngọn tháp.
Nổi bật và quen thuộc hơn cả đối với du khách là Tàng kinh các, một cái tên thường xuyên được nhắc đến trong các tiểu thuyết chưởng trường thiên. Đây là nơi lưu giữ các bộ kinh sách quý giá về Phật pháp, võ thuật của Thiếu Lâm tự.
Cuối hành trình, du khách còn được xem các nhà sư trong chùa Thiếu Lâm thể hiện công phu với những bài côn, quyền, khí công độc nhất vô nhị, khiến ai chiêm ngưỡng cũng trầm trồ thán phục và công nhận vì sao Thiếu Lâm được vinh danh đến vậy trong làng võ học.
Một điều đáng buồn tới nay vẫn gây tranh cãi là từ khi phương trượng Thích Vĩnh Tín trụ trì, ngôi chùa “nhập thế” nhiều hơn. Các nhà sư cũng tham gia một số hoạt động như lập website của chùa, mở trường dạy học, mở cửa hàng bán đồ lưu niệm quanh chùa. Những dịch vụ này khiến tên tuổi của Thiếu Lâm được nhiều người biết đến hơn, nhưng cũng dấy lên làn sóng phản đối của nhiều Phật tử.
Thiếu Lâm tự trong tiếng Hán có nghĩa là “ngôi chùa trong rừng gần đỉnh núi Thiếu Thất”, thuộc dãy Tung Sơn, thành phố Hà Nam, Trung Quốc. Nằm ở vị trí cao, lại có tên tuổi lẫy lừng không chỉ trong giới võ học mà cả trong văn chương, điện ảnh, mỗi năm Thiếu Lâm tự thu hút vô vàn du khách tới tham quan.
Chùa Thiếu Lâm được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy và luôn được mọi triều đại xem trọng. Mỗi thời kỳ, chùa Thiếu Lâm lại được nhận thêm nhiều sắc phong, thơ ca do các nhà vua nổi tiếng như Khang Hy, Càn Long để lại.
Đường lên chùa Thiếu Lâm phong cảnh rất hùng vĩ với núi cao, đèo sâu và rất nhiều cây tùng, bách vươn mình trong sương gió, chẳng khác nào một bức tranh thủy mạc hữu tình. Khi nhìn thấy cánh cổng tam quan bằng đá trắng và tượng võ tăng cao ngất, nghĩa là bạn đã gần đến khuôn viên của Thiếu Lâm tự.
Đại Hùng bảo điện là điện chính của ngôi chùa. Trong góc sân Đại Hùng bảo điện, du khách được chiêm ngưỡng những bia đá ghi công đức của những người có đóng góp cho ngôi chùa và một cây ngân hạnh 1.500 tuổi chi chít lỗ thủng. Tương truyền, đó chính là nơi các nhà sư Thiếu Lâm từng tập luyện Nhất dương chỉ (một môn võ bí truyền sử dụng lực bắn qua ngón tay để tấn công đối thủ) và những lỗ thủng chính là dấu vết của Nhất dương chỉ.
Thiếu Lâm tự là một quần thể kiến trúc Bắc Ngụy lớn với rất nhiều công trình đáng chú ý như Lập Tuyết đình – phòng của Đạt Ma sư tổ, La Hán điện với bức bích họa mô tả 500 vị La Hán biểu lộ sự tôn kính với đức Phật, và 48 vết lõm được cho là tạo thành do công lực của các nhà sư. Quan Âm các là nơi lưu giữ tảng đá có in khuôn mặt của đức Phật khi ngài diện bích 9 năm (quay mặt vào vách đá thiền định).
Cũng trong quần thể Thiếu Lâm, du khách có thể tới viếng khu vực Tháp Lâm, khu mộ dành cho các nhà sư có công với chùa, nằm trên đồi cao với 243 ngọn tháp.
Nổi bật và quen thuộc hơn cả đối với du khách là Tàng kinh các, một cái tên thường xuyên được nhắc đến trong các tiểu thuyết chưởng trường thiên. Đây là nơi lưu giữ các bộ kinh sách quý giá về Phật pháp, võ thuật của Thiếu Lâm tự.
Cuối hành trình, du khách còn được xem các nhà sư trong chùa Thiếu Lâm thể hiện công phu với những bài côn, quyền, khí công độc nhất vô nhị, khiến ai chiêm ngưỡng cũng trầm trồ thán phục và công nhận vì sao Thiếu Lâm được vinh danh đến vậy trong làng võ học.
Một điều đáng buồn tới nay vẫn gây tranh cãi là từ khi phương trượng Thích Vĩnh Tín trụ trì, ngôi chùa “nhập thế” nhiều hơn. Các nhà sư cũng tham gia một số hoạt động như lập website của chùa, mở trường dạy học, mở cửa hàng bán đồ lưu niệm quanh chùa. Những dịch vụ này khiến tên tuổi của Thiếu Lâm được nhiều người biết đến hơn, nhưng cũng dấy lên làn sóng phản đối của nhiều Phật tử.
Đăng nhận xét