Trải nghiệm kết nối USB OTG trên Galaxy S III: văn phòng, giải trí và hơn thế nữa

[IMG]
USB OTG có lẽ còn khá xa lạ với người dùng phổ thông. Thực tế USB OTG đã xuất hiện từ khá sớm trên các smartphone với tên gọi USB host. Từ những chiếc Windows Mobile và đến nay OTG trên Android đã trở thành một phần không thể thiếu.
[IMG]

OTG là viết tắt của cụm từ On-The-Go. Với kết nối này, thiêt bị di động có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại vi như chuôt, bàn phím, usb... Đơn giản có thể thấy chiếc điện thoại, máy nghe nhạc, máy tính bảng của bạn giờ sẽ sử dụng được với chuột, bàn phím hay đọc flash USB như một chiếc máy tính.

Công dụng nhiều là thế nhưng từ ngày mới xuất hiện như trên chiếc O2 Flame đến giờ OTG mới trở nên phổ biến. Lý do có thể kể đến như sự thiếu tương thích giữa các thiết bị, không đồng bộ trong chuẩn kết nối, nguồn điện… Vậy OTG hoạt động như thế nào? Thực chất OTG biến chiếc cổng sạc, cổng kết nối máy tính trên smartphone của bạn thành 1 cổng để nối các thiết bị ngoại vi. Vì trên điện thoại, máy tính bản sử thường sử dụng cổng microUSB nên ta cần 1 chiếc cáp (thường gọi là cáp OTG) để chuyển cổng microUSB(nhỏ) thành cổng USB tiêu chuẩn từ đó giao tiếp với thiết bị. 
 

[IMG]

Nói là vậy nhưng không phải Smartphone nào cũng hỗ trợ. Không đơn thuần là chiếc cáp OTG mà máy của bạn cần có phần cững hỗ trợ. Để chắc chắn khi sử dụng đừng quên tham khảo kỹ thông số máy. Ngoài ra thiết bị ngoại vi cũng còn giới hạn. Bạn có thể sử dụng với những thiết bị thông thường như chuột, bàn phím, đầu đọc thẻ nhớ, usb… nhưng rất khó để sử dụng với USB 3G hay những thiết bị đòi driver đặc biệt. Đừng quên chính chiếc smartphone bạn cắm cáp OTG trở thành chiếc máy tính. Như vậy nó sẽ phải cung cấp nguồn nuôi để thiết bị hoạt động. Khi đó dòng điện trên máy sẽ nhanh hết và với một số thiết bị nó sẽ không sử dụng được chẳng hạn như thẻ nhớ, usb dung lượng cao (thường là trên 16GB), ổ cứng di động hay 1 tay chơi game khủng…

Riêng với Galaxy S III, tôi đã thử nghiệm và có rất nhiều điều đáng mừng khi máy có thể hoạt động với USB, thẻ nhớ 32GB, nhiều tay chơi game cả loại không dây và có dây; điều mà thử nghiệm trên Xperia S không thành công.

1. Văn phòng
Với 1 bộ chuột, bàn phím không dây kết nối qua cáp OTG, chiếc Samsung Galaxy S III đã trở thành một bộ văn phòng thực thụ. Các thao tác chuột chính xác, di chuyển dễ dàng giữ chuột như chạm chạm vào màn hình, thao tác click - chạm. Nhưng Samsung không tác biệt chức năng của 2 phím chuột trái - phải. Cả 2 đều là chọn. Phím cuộn giúp lật nhanh các trang.

 

[IMG]

 

Bàn phím thì thật là tuyệt vời. Khi bạn cài bộ gõ tiếng Việt thì dường như soạn thảo văn bản trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tôi khá thích thu khi nhắn tin với bạn bè, trả lời email hay viết chính bài viết này. Phím ESC tương tự phím cảm ứng Back, hay giữ SHIFT để viết hoa, phím lựa chọn tương trên điện thoại. Bàn phím của mình còn có phím tăng giảm âm lượng, nó cũng hoạt động tốt luôn.

 

2. Giải trí

 

[IMG]

 

Ngày trước chơi game trên màn hình cảm ứng hay thông qua cảm biến mang lại nhiều trả nghiệm mới lạ. Nhưng phải thừa nhận những cái gì "có thật" vẫn dễ chịu hơn. Tay chơi game mà tôi thử nghiệm là tay không dây của Logitech có mã F710. Khi cắm vào, không cần cài đặt driver gì cả, bạn gần như có thể sử dụng ngay. Các phím bấm không chỉ hoạt động trong game mà còn hoạt động ngay cả với hệ điều hành Android. Các thao tác chuyên icon, lật trang, select, back... đều trơn tru.

 

Đi theo tiếng gọi của tình yêu, tôi thử chơi với Game SHADOWGUN, GP và game giả lập Rồng đen thông qua N64Droid. Với game Shadowgun, mất khá nhiều thời gian tôi mới làm quen được với vị trí các nút. Thể loại game bắn súng, chơi trên tay cho cảm giác tốt hơn khi người chơi nắm toàn quyền kiểm soát. Thao tác chính xác, màn hình không bị che khuất khi cầm trên tay cùng với cấu hình mạnh mẽ của Galaxy S III làm một người ít chơi game như tôi bị nghiện.
Thú vị nhất có thể kể đến là chơi game giả lập. Xuất phát là game dành cho máy Nintendo với bàn phím thực sự. Chơi game trên Galaxy S III với tay cầm sẽ là hoàn hảo nếu N64Droid không bị giật. Không phải do cấu hình máy mà việc S III mới được giới thiệu nên khả năng tương thích của phần mềm không được tốt. Ngoài ra gọi là giả lập nên nó sinh ra không phải để đo ni đóng giày cho Galaxy S III. Một chút chơi game giả lập trên S III làm tôi như sống lại tuổi thơ. Và đôi khi game không phải cứ đồ họa thật đẹp, kết cấu thật sâu mà còn là cả tình yêu từ một thế hệ.
Lời kết.
Bạn đang có trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Hãy làm cho nó thật sự hữu ích và tiện dụng khi phục vụ mình trên mọi phương diện. USB OTG không mới, nó cũng không ồn ào nhưng lợi ích nó mang lại không hề nhỏ. Nếu bạn thấy thú vị, hãy nhanh chóng bổ sung cho mình tính năng hấp dẫn này. Tin chắc bạn bè của bạn cũng sẽ bất ngờ khi thấy bạn làm được những điều như không tưởng với "dế yêu".

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn