Phân Biệt Toán Tử == Và Phương Thức Equal() Trong Java


Tôi nghĩ vấn đề này trong Java vẫn còn nhiều bạn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa toán tử “==” và phương thức equal() trong Java, đặc biệt là khi so sánh chuỗi String trong Java. Hôm nay mình viết bài này để mọi người tham khảo và góp ý.

VD1: Giả sử tôi có đoạn code như sau:

String a = new String(“abc”);
String b = new String(“abc”);

System.out.println(“a==b ? ”+ (a==b));// kết quả: a==b?false

System.out.println(“a.equals(b)?” + a.equals(b));// kết quả e.quals(b)?true

Vậy tại sao kết quả lại khác nhau?

Trong JAVA, có 2 kiểu biến: biến tham trị và tham chiếu.
Biến kiểu tham trị bao gồm các kiểu nguyên thủy của JAVA như: int, long, double…
Biến kiểu tham chiếu bao gồm: String, array, kiểu đối tượng…

Khi sử dụng biến kiểu tham trị, JAVA chỉ cho phép bạn sử dụng toán tử so sánh “==”.
Khi sử dụng biến kiểu tham chiếu, JAVA cho phép sử dụng cả toán tử “==” và equals(). Tuy nhiên, khi sử dụng toán tử “==”, bộ xử lý của JAVA sẽ so sánh xem 2 biến tham chiếu này có trỏ đến cùng một đối tượng hay không, còn nếu bạn sử dụng phương thức equals(), bộ xử lý JAVA sẽ so sánh giá trị của 2 biến tham chiếu đó. Điều này lý giải tại sao ở ví dụ trên, khi sử dụng phép toán: a.equals(b) => kết quả trả về bằng true, trong khi a==b => kết quả trả về lại bằng false.

Để hiểu hơn, tôi xét thêm một ví dụ nữa:

String a = new String(“abc”);
String b = a;

System.out.println(“a==b ? ”+ (a==b));// kết quả: a==b?true
System.out.println(“a.equals(b)?” + a.equals(b));// kết quả e.quals(b)?true

Nếu bạn có thắc mắc gì hãy để lại comment. Hy vọng các bạn có được một kiến thức bổ ích.

 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn