8 cách chữa bệnh cảm cúm hiệu quả không cần dùng thuốc

Tăng độ ẩm

Đây là căn bệnh khá phổ biến diễn ra ở nhiều nơi, thay vì dùng các loại thuốc chữa cúm người ta có thể dùng thiết bị khống chế độ ẩm (humidifier) để tầm soát độ ẩm trong phòng. Thiết bị này được xem là vũ khí lợi hại chống lại các loại cúm, kể cả cúm gia cầm mà không phải dùng thuốc tamiflu. Đơn giản, virut gây bệnh cúm phát triển rất mạnh và tồn tại rất lâu trong môi trường không khí khô, nhưng khi độ ẩm tăng lên chúng sẽ tự biến mất.

Theo nghiên cứu nếu thiết bị này trong phòng ngủ đặt ở chế độ ẩm 50%, nhất là các thiết bị có khả năng phát ra các tia UV diệt khuẩn hoặc có bạc trong bộ phận lọc của máy thì khả năng tồn tại của khuẩn giảm đi rất nhiều. Ngoài ra nó còn làm cho con người dễ chịu, không bị mắc các loại bệnh khác kể cả bệnh ngoài da.

Mật ong tự nhiên


Thay vì dùng sirô, người ta có thể dùng mật ong để thay thế. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y học ADAM của Mỹ số tháng 5/2012 thì mật ong còn tốt hơn cả robitussin hoặc các loại thuốc giảm ho khác. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu dài kỳ do Đại học Penn State thực hiện.

Theo nghiên cứu, mật ong tự nhiên, nhất là mật ong thẫm màu có chứa nhiều chất chống ôxy hoá so với mật ong nuôi có màu sáng, nhất là hợp chất có tên dextromethorphan (DM), có tác dụng giảm rủi ro bệnh tim mạch và ung thư. Khi bị ho nên dùng 2 thìa cà phê vào lúc trước khi đi ngủ hoặc trước lúc đi làm. Không chỉ làm giảm ho, mật ong còn có tác dụng giảm viêm họng và long đờm.


Tập yoga

Thay vì dùng thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen), khi đau lưng (thắt lưng) nên luyện tập, nhất là tập yoga, đặc biệt với bài viniyoga (trọng tâm đến thở sâu). Nếu dùng tân dược sẽ có nhiều nguy cơ gặp phản ứng phụ gây tổn thương đến dạ dày, đường ruột do dùng thuốc kháng viêm NSAID gây ra. Thậm chí, sau 3 tháng ngưng thuốc, cơn đau lại tái diễn. Theo nghiên cứu của Viện Y học Seatle thì những người có thói quen tập 15 - 30 phút yoga/ngày không chỉ giảm được đau lưng mà còn làm cho sức khỏe tâm thần được cải thiện, hạn chế được chi phí cho việc mua thuốc


Liệu pháp tăng cường giấc ngủ

Để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh đau đầu, các chuyên gia ở Đại học California Mỹ khuyến cáo mọi người nên hạn chế dùng thuốc chống đau và tăng cường giấc ngủ, nhất là những người thường xuyên bị đau đầu (trên 15 ngày/tháng). Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu vì sao con người lại mắc phải căn bệnh này và thường được bác sĩ kê đơn dùng thuốc trong đó có chứa các hoạt chất như aspirin, acetaminophen và caffeine. Nếu không hợp thuốc, nên bỏ thuốc hoặc giảm liều hoặc chuyển sang liệu pháp tăng cường giấc ngủ, giúp não làm việc tốt hơn.

Liệu pháp thức tỉnh tâm linh


Theo khuyến cáo của Đại học Exeter (Anh) thì thay vì dùng các loại thuốc chống trầm cảm, nếu mắc bệnh trầm cảm thể nhẹ nên dùng liệu pháp “huấn luyện lại” não bộ, hay còn gọi là liệu pháp giảm căng thẳng thần kinh bằng tâm linh tỉnh thức (Mindfulness-Based Cognitive Therapy - MBCT), có tác dụng làm cho tâm thức an bình để buông thả thể xác, một liệu pháp đơn giản trong chữa trị chứng căng thẳng thần kinh.

Theo nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy kỹ thuật MBCT có hiệu quả không kém gì thuốc chống trầm cảm trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mà không để lại các phản ứng phụ. Kỹ thuật này chú trọng đến thở sâu, tĩnh tâm. Mỗi tuần ngồi thiền 2,5 tiếng trong thời gian 8 tuần liên tục.

Lập lại thói quen tốt

Các chuyên gia tâm lý Đại học Virginia Mỹ (UOV) vừa kết thúc nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy thay vì dùng ambien,  nhóm người mắc bệnh mất ngủ nên luyện thói quen ngủ cho phù hợp, hạn chế các chất kích thích, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều. Theo nghiên cứu thì các loại thuốc ngủ đang mất dần tác dụng do cơ thể con người “kháng lại”, thậm chí nếu dùng dài kỳ sẽ không có lợi. Ví dụ, thường xuyên đi ngủ nhưng lên giường nằm đến 1 tiếng mới ngủ được thì nên làm công việc gì đó gần sát đến giờ hãy đi ngủ, lâu dần sẽ giúp cơ thể “gọi lại” thói quen vốn có và như vậy vẫn tốt hơn so với dùng thuốc.


Uống nhiều nước

Thay vì dùng nhóm thuốc nhuận tràng, người bệnh nên chuyển sang uống nhiều nước. Theo Viện Tiểu đường & Bệnh thận và tiêu hoá của Mỹ thì mỗi năm tại quốc gia này người ta bán được tới 725 triệu USD thuốc nhuận tràng, điều này cho thấy việc sử dụng nhóm thuốc trên là đáng báo động, nhất là khi dùng quá liều có thể “nhờn” thuốc dẫn đến không khỏi bệnh.

Giảm dùng thuốc nhuận tràng nhưng tăng cường nước uống mỗi ngày, bắt đầu bằng 2 cốc nước sau khi thức dậy, nước có khá nhiều lợi ích giúp hệ thống ruột kết và tiêu hoá làm việc tốt hơn, làm mềm các thức ăn và cuối cùng giảm được bệnh táo bón. Ngoài ra nên tăng cường trái cây, rau xanh như táo, chuối... để giúp hệ thống tiêu hoá làm việc tốt hơn. Mỗi ngày nên uống đủ lượng nước tùy theo tuổi, nhiệt độ môi trường và điều kiện làm việc.

Sử dụng thiết bị lọc khí

Thay vì dùng dược phẩm nên sử dụng thiết bị lọc khí lắp trong phòng ở, bởi cả hai căn bệnh này là do cơ thể phản ứng với các chất gây bệnh có trong không khí, ngược lại, nếu không khí trong lành thì bệnh cũng sẽ thuyên giảm. Thiết bị lọc khí di động dùng cho các hộ gia đình có tác dụng rất lớn trong việc giảm dị ứng và hen ở con người.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Sức khỏe môi trường (EH) của Mỹ thì thiết bị kiểu này giảm được tới 55% chất gây dị ứng từ động vật cảnh và 75% chất gây dị ứng từ nấm. Tại Mỹ, một hệ thống thiết bị lọc không khí tại gia giá 900 -1200 USD hoặc một thiết bị di động giá 115 USD nhưng đổi lại nó có tác dụng rất lớn cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

7 cách chữa cảm cúm không cần dùng thuốc


Mỗi năm, một người lớn bình thường có thể bị cảm từ 1 – 6 lần và tỷ lệ bị cúm ở người lớn là 20%. Con số đó cho thấy, bạn khó lường trước khả năng phải nghỉ phép nằm bẹp ở nhà, vừa bệnh sụt sùi vừa bị tồn đọng cả núi công việc. Chính vì thế, chúng ta luôn cần biết thêm nhiều cách chữa nhanh bệnh cảm và cúm. Các chuyên gia đã chia sẻ 7 cách giúp bạn nhanh chóng lấy lại nhịp sống khỏe mạnh bình thường mà không cần dùng thuốc.

 Thêm nấm vào thực đơn

Nấm nút trắng (white button mushroom) có tác dụng tăng cường sức đề kháng rất cao, theo hai nghiên cứu của Trung tâm khảo sát về dinh dưỡng của con người trên sự lão hóa tại đại học Tufts, Mỹ. Loại nấm này có tính chống oxy hóa cao hơn đa số các loại khác. Chúng góp phần sản xuất các protein nhằm tiêu diệt vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn.

Toa thuốc: Bạn có thể dùng nấm trong món salad, cháo, sốt nấm với dầu ô liu, thêm vào món trứng ốp-lết, sốt cà chua hoặc spaghetti. Thế là bạn đã có một thực đơn giàu vitamin, khoáng chất, ít calorie và chống cảm, cúm rất hiệu quả rồi đấy!

Hơi nước trong phòng tắm

Hơi nước chữa ngạt mũi và không có tác dụng phụ giống như thuốc.

Toa thuốc: Mở vòi nước nóng và đóng kín cửa để tạo hơi nước trong phòng tắm rồi hít thở đều trong khi tắm. Để tăng hiệu quả, bạn có thể nhỏ vào bồn nước nóng vài giọt dầu khuynh diệp. Liệu pháp này có tác dụng chống vi trùng khi bạn hít vào.

Lưu ý: Khi bạn ốm, không nên dùng phòng tắm hơi tại các phòng gym hoặc spa vì bạn có thể “lãnh” thêm vi khuẩn và nấm từ những nơi ẩm thấp.

Hít thở nào!

Hít thở theo cách giống như đang tập yoga có tác dụng làm thông xoang mũi và long đàm. Âm tiết “OM” bạn dùng khi mở đầu và kết thúc bài tập giúp mở rộng khoang mũi, làm thông thoáng luồng hơi.

Toa thuốc: Kéo dài âm “OM” để đạt hiệu quả cao hơn. Lặp đi lặp lại nhiều lần bài tập hít thở này trong 1 – 2 phút và tập thường xuyên ngay cả khi bạn không bị ốm.

Thuốc kháng sinh từ gà

Súp gà, cháo gà đã được dùng để chữa cảm, cúm từ thế kỷ… 12 và được khoa học chứng minh có khả năng ngăn ngừa sự sản sinh các hợp chất gây viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, món ăn nổi tiếng khắp thế giới này có tác dụng kháng viêm như một loại penicillin tự nhiên. Một số loại súp rau củ khác như súp thịt cũng có khả năng giảm viêm, nhưng không hiệu quả mạnh bằng súp gà.

Toa thuốc: Một tô cháp hoặc súp lớn, dùng vài lần trong ngày, tốt nhất là nấu ở nhà, “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”.

Hỉ mũi đúng cách

Khi hỉ mũi quá mạnh, bạn có thể hít ngược trở lại bụi bẩn và vi rút, vi khuẩn vào khoang mũi, làm bệnh nặng thêm.

Toa thuốc: Hỉ mũi nhẹ nhàng, từng bên một. Bạn cũng có thể nhỏ nước muối hoặc dùng bình rửa mũi (neti pot) mỗi sáng và tối.

Mật ong

Chỉ một thìa mật ong pha với trà cũng có tác dụng đáng kể, làm dịu cổ họng bỏng rát sau một đêm ho nhiều. Các nhà khoa học đã chứng minh, mật ong còn hiệu quả hơn cả những loại thuốc giảm ho thông thường, nhờ tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa.

Toa thuốc: Bạn nên uống 2 thìa mật ong trước khi đi ngủ. Đây là liều lượng dành cho người lớn trên 18 tuổi.

Lưu ý: Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Người bị hen suyễn và dị ứng không nên dùng mật ong có lẫn phấn hoa. Bạn cần đọc kỹ thành phần trên nhãn chai khi mua mật ong tại siêu thị.

Những chiếc gối êm ái

Bạn có thể lợi dụng trọng lực để chữa ngạt mũi bằng cách nằm ngủ trong tư thế kê cao đầu và lưng.

Toa thuốc: Kê thêm một hoặc hai chiếc gối dưới đầu và lưng, thỉnh thoảng nghiêng người qua lại lúc nằm nghỉ. Nằm cố định một chỗ lâu có thể làm mũi ngạt hơn. Vì vậy, trừ lúc đã ngủ say, khi nằm dưỡng bệnh tại nhà, bạn cố gắng đổi tư thế nằm qua lại thường xuyên.

Cách chữa cảm đơn giản mà hiệu quả

Khi bị cảm nhẹ, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc Tây. Một số cách chữa đơn giản của Đông y sẽ giúp bạn khỏe hơn mà không có tác dụng phụ.

Các vị thuốc chữa cảm mạo dễ kiếm:

Tía tô: Có tác dụng hạ sốt cầm nôn, kích thích tiêu hóa, an thai.

Trần bì (vỏ quýt): Hóa đờm, mạnh dạ dày, giúp ra mồ hôi.

Gừng: Tán hàn, giải cảm, long đờm, trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa.

Hương phụ (củ gấu): Thông kinh, giảm đau.

Bạc hà: Hạ sốt, làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát khuẩn. Dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi do lạnh, ho do lạnh.

Lá tre (trúc diệp): Thanh nhiệt, hạ sốt, an thần.

Kinh giới: Giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch, trị cảm cúm, cảm sốt, trị bệnh sởi.

Hoắc hương: Trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa, thông bộ máy hô hấp. Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi.

Cảm hàn (phong hàn)

Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, lưỡi có một lớp rêu màu trắng mỏng.

Tía tô (cả lá và cành), hương phụ mỗi vị 12 g; trần bì, gừng, cam thảo nam mỗi vị 6 g. Đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Uống 1-3 thang. Nếu có đầy bụng, buồn nôn, cho thêm: hoắc hương, hậu phác mỗi vị 12 g. Trẻ em uống 2/3 - 1/3 liều của người lớn, tùy tuổi.

Cảm nhiệt (phong nhiệt)

Triệu chứng: Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, ra mồ hôi, ho, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.

Bạc hà 8 g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 12 g; lá tre 20 g. Đổ 400 ml nước, sắc lấy 200 ml để nguội rồi uống.

Xông giải cảm (dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt)

Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ một nắm bằng nhau, cho vào nồi đậy vung thật kỹ, đun sôi vài phút, rồi xông. Khi xông, chùm trăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng. Khi bệnh nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì ngừng xông, không được kéo dài; sau khi xông nên ăn cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt.

Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh, người bệnh mất máu, mất nước nặng.

Đánh gió chữa cảm (cả cảm hàn và cảm nhiệt)

Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ. Về nguyên liệu dùng để đánh gió, có thể lựa chọn: Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc; gừng tươi (củ) + tóc rối + rượu 40- 60 độ; lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa).

Bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, người đánh gió đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Gừng tươi 50 g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rượu, sau đó chà xát hai bên cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lưng và thắt lưng, rượu khô lại tẩm tiếp và xát như vậy khoảng 10-20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi đỏ).

Phòng cảm bằng rượu tỏi

Mùa rét cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm, cần phòng bệnh bằng cách:

Uống rượu tỏi: 100 g tỏi giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20-30 giọt với nước sôi để nguội.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Nước sôi để nguội hòa với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha 10-15 giọt nước) lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không được nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi).


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn