Tìm hiểu về Khẩu độ - Tốc độ ống kính và Lượng sáng qua ống kính

aperture-open-closed
Tiếp xúc với rất nhiều anh em, tuanlionsg thấy thật cần thiết cho một số bài kiến thức cơ bản. Ngoài những video do nhóm camera thực hiện, mình xin bổ sung thêm một số bài viết để các bạn cần kiến thức cơ bản có thể được thêm phần tự tin sử dụng máy ảnh.

Trước tiên là về từ dùng, bạn thường nghe những người chụp ảnh nói tới chuyện ống kính “nhanh” hay “chậm”. Khái niệm “Tốc độ của ống kính”, đối với người mới chân ướt chân ráo chơi chụp ảnh, đây có thể là một khái niệm rất rắc rối. Vậy, hãy thử tìm hiểu kỹ hơn một chút điều gì người ta muốn nói khi gọi một ống kính máy ảnh là nhanh hoặc chậm.

Mọi điều bắt đầu từ Ánh Sáng

Xin khẳng định ngay: “Tốc độ ống kính” không dính dáng gì tới “tốc độ lấy nét tự động”, vốn cũng là một thuật ngữ thường hay sử dụng, thường rất dễ nhầm lẫn qua lại khi bàn đến chủ đề này.

Trong khi “tốc độ lấy nét tự động” của một ống kính rất quan trọng, nó ám chỉ về thời gian mà ống kính hoàn tất việc lấy nét rõ ở chế độ tự động. Thì với: “tốc độ ống kính” lại hoàn toàn ám chỉ đến lượng ánh sáng đi qua ống kính. Ở đây chúng ta đang nói về ánh sáng đến được với phim hoặc cảm biến trong máy ảnh.

Một ống kính được gọi là nhanh, tức là để cho nhiều ánh sáng đến được với cảm biến hoặc mặt film. Còn ống kính được gọi là chậm, thì ít ánh sáng đến được với cảm biến hay mặt film hơn.

“Tốc độ ống kính” được định nghĩa và hiểu như thế nào cho phù hợp nhất?

Như vậy, để rõ ràng và các bạn dễ hiểu hơn, từ bây giờ, ta sẽ tạm thay thế cụm từ “Tốc độ ống kính” bằng cụm từ lượng sáng đi qua ống kính. Khi nói lượng sáng đi qua ống kính, người ta dựa vào khẩu độ mở lớn tối đa của ống kính đó. Khẩu độ của một ống kính ở đây ý nói về đường kính của cửa điều sáng bên trong mỗi một ống kính.

.
images

Nó có thể mở lớn hoặc khép nhỏ. Đường kính đó được diễn đạt bằng một chỉ số f, chẳng hạn f/2.8 hoặc f/16. Chỉ số f của một ống kính là một biểu thức toán học được dùng để xác định khẩu độ của tất cả các loại ống kính có độ dài tiêu cự khác nhau và cùng cho một giá trị lượng sáng đi qua như nhau.

Ở đây, không có ý định đi sâu vào những công thức khó hiểu. Thay vào đó, ta sẽ xem xét những ứng dụng thực tiễn và các trị số khẩu độ hoặc chỉ số f là gì trong việc điều chỉnh máy ảnh.

Chỉ số f càng thấp, khẩu độ sẽ càng mở lớn. Với khẩu độ càng mở lớn thì càng nhiều ánh sáng đi đến với cảm biến. Những khẩu độ “mở lớn” là : f/1.4 hoặc f/2.8.

Chỉ số f càng cao, khẩu độ sẽ càng khép nhỏ. Với khẩu độ càng khép nhỏ thì càng ít ánh sáng đi vào cảm biến. Những khẩu độ “khép nhỏ” là : f/16 hoặc f/22.
example-aperture-chart

Tại sao những ống kính có “lượng sáng đi qua nhiều” lại tốt hơn?

Điều đó giờ đây đã được khẳng định rộng rãi; dù sao đi nữa, đa phần trong chúng ta ai cũng rất cần có một ống kính “sáng ” hơn là một ống kính kém sáng hơn, tạm gọi là: “tối”.

Các ống kính “ sáng” có hai lợi ích lớn:

  • Có nhiều tuỳ chọn để chụp trong điều kiện môi trường kém ánh sáng .

  • Có thể chụp tách biệt chủ đề với hậu cảnh (nằm ngoài vùng lấy nét rõ).


Do lượng ánh sáng có thể đi vào nhiều hơn, cho nên khi sử dụng với một chỉ số khẩu độ - f thấp, người ta thường vẫn có thể chụp được những hình ảnh tốt (nếu ánh sáng phù hợp), đặc biệt cả khi ở nơi có ánh sáng yếu.
74150001 copy

FM3A 85mm F/2 100iso 1/250s

 

Ảnh trên đây mình chụp bằng ống kính Nikon 85mm f/2 AIS với ánh sáng phù hợp. Bằng cách mở lớn khẩu độ lên đến f/2, người ta có thể sử dụng ánh sáng cửa sổ phù hợp và giữ tốc độ vận hành màn trập ở mức 1/250s trong hoàn cảnh ánh sáng buổi sáng.

Việc sử dụng một khẩu độ mở lớn giúp bạn có thể dùng được ở tốc độ vận hành màn trập nhanh hơn, điều này giảm thiểu sự rung lắc máy ảnh (khi chụp theo cách cầm tay), hoặc chụp với các chủ đề chuyển động nhanh khiến hình ảnh chụp có thể bị mờ nhòe.

Ngoài việc có thể chụp một cách linh hoạt, có được từ chỗ sử dụng một thiết đặt khẩu độ mở lớn, bạn còn có thể tạo ra một sự chia tách rất hay giữa vật chụp và hậu cảnh.
Thường, còn gọi là “xóa phông”
000001-(9)

Canon 5D 50mm f/4 100iso 1/250s

 

Trường hợp, nếu khẩu độ được thiết đặt có chỉ số lớn hơn, khoảng f/8, lúc bấy giờ hoa lá sẽ trở nên rõ nét nhiều hơn, và điều này có thể làm phân tâm người xem ảnh, vì chủ đề trên một nền cây lá quá rối rắm. Do vậy, bằng cách sử dụng khẩu độ lớn như f/1.4 - f/2.8 với ống kính tele bạn có thể xoá mờ hậu cảnh. Nhưng cũng có vài ống kính đặc biệt như ảnh trên với ống Carzeit T* 50mm f/4 Distagon chụp trên body Canon 5D, người ta có thể tách chủ đề chính được chụp ra khỏi hậu cảnh nền đầy hoa lá cỏ cây.
5

Nikon D200 28-300mm f/5.6 iso400

Mặc dù không phải khi nào bạn cũng cần hoặc một độ sâu của vùng ảnh rõ thật mỏng, cạn, ngắn, nhưng sẽ rất là thú vị nếu như bạn biết cách chọn đúng lúc và phù hợp. Đặc biệt khi chụp ảnh phong cảnh, hoặc một vài tình huống trong việc chụp cận cảnh tĩnh vật.
74150018

FM3A - 85mm f/4 - iso100

Khi dùng với khẩu độ càng khép nhỏ, sẽ càng gia tăng độ sâu của vùng ảnh rõ, nghĩa là nhiều lớp hình ảnh sẽ xuất hiện rõ trong vùng lấy nét.
8

Nikon D200 - 28-300mm F/16 - Iso500

Trong hình trên : cảnh chụp sương sáng lúc hừng đông trên các ngọn đồi ở Lâm Đồng. Để lấy hết được các lớp ảnh phủ sương chuyển nhiều màu, khép khẩu f/16 để thời chụp kéo dài hơn và độ nét được sâu hơn.

Khẩu độ được đặt khép nhỏ nhất sẽ gia tăng độ sâu của vùng ảnh rõ đến một mức rất rộng, lớn.
Thiết đặt khẩu độ cho máy ảnh như thế nào?
av

Trong số những Mode chụp trên máy ảnh, trị số khẩu độ có thể được cài đặt hoạt động tự động.

Trên các máy DSLR và nhiều loại máy chụp tự động có một Mode chụp gọi là : ưu tiên về cài đặt trị giá khẩu độ - thường được đánh dấu bằng chữ “A” hoặc “Av” trên nút xoay điều chỉnh.
Khi xoay nút sang chế độ ưu tiên- Khẩu độ này, người chụp sẽ kiểm soát việc thiết lập khẩu độ và để cho máy ảnh tự chọn tốc độ vận hành của màn trập phù hợp nhằm đạt được một bức ảnh có trị giá lộ sáng đúng.

Khi ở chế độ ưu tiên - Khẩu độ, người ta có thể điều chỉnh ống kính ở bất cứ trị số khẩu độ nào được dành cho nó.

Như vậy, đến đây ta đã biết là có thể sử dụng cài đặt khẩu độ mở lớn hơn (hoặc khép nhỏ hơn) để có thêm nhiều lớp cảnh rõ hơn nữa, ở nơi mà người bạn muốn ghi lại với một thời chụp thích hợp.

Tuy nhiên, hãy xem lại tốc độ vận hành của màn trập

Người ta sẽ kiểm soát khẩu độ với một lượng ánh sáng cần thiết để có thể duy trì một tốc độ vận hành màn trập an toàn tối thiểu cho phép cầm chụp bằng cách giử trên tay. Nếu tốc độ vận hành của màn trập giảm xuống quá thấp, người ta sẽ cần phải mở lớn khẩu độ lên thêm hoặc tăng độ nhạy lên một giá trị ISO là cao hơn.

Ống kính “Sáng” và “tối hơn”

Tuy đã vài lần nhắc đến việc lựa chọn ống kính, nhưng chúng ta hãy cùng nhau xem qua một vài điển hình về những ống kính “Sáng” và “tối hơn”.
 

Ống kính 50mmm f/1.8

50

Đây là một ống kính “Sáng”. Hãy nhớ lại chỉ số f thấp nghĩa là cửa điều sáng bên trong ống kính có thể mở rất rộng. Những ống kính này có giá cả phải chăng và có tính năng rất tốt tuỳ thương hiệu máy ảnh. Tiêu cự 50mm là tốt nhất để dành cho việc chụp ảnh chân dung với dòng máy DSLR nhỏ hơn.

Có thể kể ở đây những ống kính thuộc các thương hiệu hàng đầu :
Canon EF 50mm f/1.8 ; Nikon 50mm f/1.8 (lưu ý là ống kính này không lấy nét tự động được với dòng máy Nikon DSLR như D5000, D3000, D60, D40) ; Sony 50mmm f/1.8
 

 

Các ống kính 18-55mm f/3.5-5.6

Canon-unveils-new-Rebel-T4i-camera-LB1KJG08-x-large

Đây là một ống kính “tối hơn”, là ống kính tiêu chuẩn dành cho người mới vào nghề với dòng máy DSLR của một vài thương hiệu, gồm có Canon, Nikon và Sony (Vd : Rebel T1i, D5000, A330, v.v…)
Sở dĩ có dòng ống kính f/3.5-5.6 trong các loại ống kính là do ống kính Zoom. Khi Zoom ống kính, tính chất vật lý của ống kính đòi hỏi phải sử dụng một khẩu độ nhỏ hơn. Do đó, khi ở 18mm, thiết lập lớn nhất của khẩu độ là f/3.5. Tuy nhiên, khi zoom đến 55mm, thì khẩu độ lớn nhất chỉ được giới hạn ở f/5.6.

Đa số những ống kính này đều có tính năng khá tốt, tuy nhiên, chắc là sẽ phải chấp nhận sự khác biệt khi chụp dưới ánh sáng yếu. Những ống kính này, thường thì khó mà chụp được hình ảnh trong nhà nếu không sử dụng đèn flash.

Trong vị dụ với hình chụp chân dung ở trên, nếu chụp bằng một ống kính 18-55mm với khẩu độ tối đa là f/5.6 – ở tiêu cự 55mm, thì sẽ phải thiết đặt tốc độ chụp chậm hơn mới chụp được bức ảnh tương tự, nhưng sẽ có nguy cơ làm máy ảnh bị rung và có những vệt mờ do sự cử động của mẫu.

Đó là một thí dụ thực tiễn về lợi ích của ống kính “Sáng”, và cũng là lý do tại sao ta thường nghe nói giới nhiếp ảnh rất quan tâm đến khẩu độ mở tối đa của ống kính.

Kết luận:

Hy vọng bài viết này giúp được cho những bạn đã và đang có những băn khoăn khi gặp thuật ngữ: “tốc độ ống kính” và các trị số của khẩu độ ra sao ?
Để các Bạn có thể hiểu được ý nghĩa của chúng.

Và, hôm nay giỗ tổ Hùng Vương, mời các bạn ăn bánh! :)
10

Nikon D200 28-300mm F/3.5-5.6 Iso200

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn