Giới thiệu công nghệ truyền hình số mặt đất DVB-T


Tại Việt Nam việc thử nghiệm truyền hình số ở nhiều quy mô khác nhau được tiến hành khẩn trương trong nhiều năm qua và đã thu được những kết quả rất quan trọng. Những kết quả thử nghiệm đã giúp Chính phủ quyết định ứng dụng rộng rãi công nghệ truyền hình số mặt đất DVB-T theo tiêu chuẩn Châu Âu tại Việt nam từ tháng 3 năm 2005.

Truyền hình số mặt đất có những ưu điểm vượt trội so với truyền hình analog như: khả năng chống nhiễu cao, có khả năng phát hiện và sửa lỗi, chất lượng chương trình trung thực, ít bị ảnh hưởng nhiễu đường truyền, tránh được hiện tượng bóng hình thường gặp ở truyền hình analog; truyền được nhiều chương trình đồng thời trên một kênh sóng, điều này giúp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần và tiết kiệm kinh phí đầu tư, chi phí vận hành...

Một số đặc điểm của truyền hình số mặt đất như sau:

1. Một máy phát số mặt đất có thể phát sóng đồng thời nhiều chương trình truyền hình: Đây là đặc điểm kỹ thuật ưu việt nhất của truyền hình số, mang lại hiệu quả cao trên nhiều phương diện: Tiết kiệm kinh phí đầu tư: một máy phát phát được đến 13 chương trình truyền hình – thay việc phải đầu tư nhiều máy phát – chỉ cần đầu tư 1 máy, tiết kiệm cả kinh phí đầu tư các thiết bị phụ trợ và các hệ thống anten, tiết kiệm nhà đặt máy, Tiết kiệm kinh phí vận hành: tiền điện, nhân công, bảo dưỡng. Tiết kiệm phổ tần số - Một kênh tần số 8MHz phát được đến 14 chương trình thay vì 1 chương trình như TH tương tự.

2. Chất lượng hình ảnh và âm thanh trung thực: Tín hiệu thu từ truyền hình số mặt đất DVB-T cho ra chất lượng hình ảnh có độ sắc nét cao, màu sắc đẹp, âm thanh trong trẻo như nghe đĩa nhạc CD. Đặc biệt hình ảnh của truyền hình số mặt đất không có các hiện tượng bóng ma và can nhiễu công nghiệp như trong truyền hình tương tự.

3. Điều kiện thu xem thuận lợi: Với công nghệ truyền hình số mặt đất DVB-T, chỉ cần sử dụng TV và anten thông thường cùng với bộ chuyển đổi Digital/Analog (đầu thu số).

4. Cho phép thu di động, tích hợp các chương trình phát thanh, dữ liệu: Truyền hình số DVB-T cho phép truyền đồng thời cả tín hiệu truyền hình, phát thanh và các dịch vụ truyền dữ liệu khác. 

5. Cho phép tách / ghép chương trình trên cùng một hạ tầng truyền dẫn phát sóng: Khả năng này của truyền hình số vừa phù hợp với nhu cầu phủ sóng toàn quốc vừa đáp ứng nhu cầu ghép chương trình truyền hình truyền hình địa phương để phủ sóng trên địa bàn tỉnh.

6. Khả năng thiết lập mạng đơn tần: Với truyền hình số DVB-T có thể thiết lập mạng phát hình gồm nhiều máy phát trên cùng một kênh sóng. Các máy phát cách nhau một khoảng cách cho phép nhất định để hình thành một mạng, gọi là mạng đơn tần.

Thêm 1 tí thông tin giới thiệu (lấy từ báo cáo thực tập về mạng đơn tần dvb-t2 của mình), cái này chép ở sách truyền hình ra :

DVB-T là tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất chính thức được tổ chức ETSI công nhận (European Telecommunications Standards Institute) vào tháng 2 năm 1997.DVB-T sử dụng kỹ thuật COFDM (Coded Orthogonal Frequency Division Multiplexing). COFDM là kỹ thuật có nhiều đặc điểm ưu việt, có khả năng chống lại phản xạ nhiều đường, phù hợp với các vùng dân cư có địa hình phức tạp, có nhu cầu sử dụng mạng đơn tần (SFN – Single Frequency Network) và có khả năng thu di động.

DVB-T là thành viên của một họ các tiêu chuẩn DVB, trong đó bao gồm tiêu chuẩn truyền hình số qua vệ tinh, mặt đất, cáp. Chuẩn DVB có một số đặc điểm như sau:

- Mã hoá Audio tiêu chuẩn MPEG-2 lớp II.
- Mã hoá Video chuẩn MP @ ML.
- Ðộ phân giải ảnh tối đa 720 x 576 điểm ảnh. 

Dự án DVB không tiêu chuẩn hoá dạng thức HDTV nhưng hệ thống truyền tải chương trình có khả năng vận dụng với dữ liệu HDTV. 

Hệ thống truyền hình có thể cung cấp các cỡ ảnh 4:3; 16: 9 và 20: 9 với tốc độ khung 50 Mhz.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn