Tìm hiểu về Lịch sử và cách chơi bộ môn tennis



Lịch sử và cách chơi bộ môn tennis

Tennis là môn thể thao ưa thích của mình.mình đã sưu tầm được 1 số tài liệu và đã sắp xếp,tổng hợp lại post vô đây cho mọi người:những ai biết rồi và chưa biết đều có thể xem.thanks!

Phần 1:mình xin giới thiệu về lịch sử ra đời của bộ môn này trước

Tìm hiểu về lịch sử và những điều cần biết về bộ môn tennis:

Năm 1859, Major Thomas Henry Gem, một luật sư và người bạn ông là thương gia Tây Ban Nha, Batista Pereira, cả 2 sống tại thành phố Birmingham cùng sáng tạo ra một trò chơi mà họ đặt tên theo một môn bóng tại xứ sở bò tót: "Pelota".

Lịch sử ra đời của bộ môn Tennis:

Năm 1859, Major Thomas Henry Gem, một luật sư và người bạn ông là thương gia Tây Ban Nha, Batista Pereira, cả 2 sống tại thành phố Birmingham cùng sáng tạo ra một trò chơi mà họ đặt tên theo một môn bóng tại xứ sở bò tót: "Pelota". Trò chơi này được hai người bạn chơi trên một bãi cỏ ở Edgbaston. Năm 1872, cả hai cùng chuyển đến khu nghỉ mát Leamington và họ đã cùng chơi Pelota với hai bác sỹ của bệnh viện Warneford trên thảm cỏ của khách sạn Manor House.
Chính Pereira cùng với 2 vị bác sỹ này đã lâpk nên CLB Tennis đầu tiên trên thế giới. Năm 1874, họ cho ra đời CLB Tennis Leamington và đặt ra những quy tắc đầu tiên cho môn thể thao này. Ngày 23/07/1884, nhân loại đã ghi nhận giải đấu tennis đầu tiên trong lịch sử thể thao thế giới được tổ chức tại sân của Shrubland Hall (đã bị phá hủy vào năm 1948).

Tháng 12/1873, thiếu ta Walter Clopton Wingfield mời các vị khách đến thăm nhà mình tại Nantclwyd, xứ Wales và họ đã chơi một trò có hình thức tương tự. Ông ta phát triển trò này trên cơ sở một môn thể thao đã tồn tại là môn quần vợt trong nhà "tennis hoàng gia", môn này được sáng tạo vào thế kỷ 12 tại Pháp và được các quý tộc nước này chơi trước cuộc cách mạng Pháo 1789-1799.

Theo phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử tennis, các thuật ngữ tennis hiện đại cũng được xây dựng trên cơ sở thời gian này, khi Wingfield mượn cả trờ chơi và các thuật ngữ tiếng Pháp của môn "tennis hoàng gia" và áp dụng nó vào trong môn của mình.

Tennis bắt nguồn từ tiếng Pháp là "tenez", xuất phát từ động từ "tenir" nghĩa là "cầm, nắm". 
Racquet bắt nguồn từ "raquette", một từ khởi sinh từ tiếng Ả Rập, "rakhat" nghĩa là lòng bàn tay.
Deuce bắt nguồn từ cụm từ "à deux le jeu", mang nghĩa là hai người chơi có cùng số điểm.
Thấy được tiềm năng thương mại của môn thể thao này, Wingfield xin được cấp bằng sáng chế. Tennis phát triển ngày càng rộng khắp trong giới thượng lưu ở Anh và Mỹ. Tại Mỹ, tennis được chơi lần đầu tiên tại nhà của Mary Ewing Outerbridge, trên đảo Staten thuộc New York vào năm 1874.

Đến năm 1881, nhu cầu thi đấu đã dẫn tới sự xuất hiện của rất nhiều câu lạc bộ tennis. Và giải đấu đầu tiên tại Wimbledon, London đã được tổ chức vào năm 1877. 

Cũng trong năm 1881, Hiệp hội quần vợt trên sân cỏ quốc gia Hoa Kỳ (nay là Hiệp hội quần vợt quốc gia Hoa Kỳ) đã tiêu chuẩn hóa bộ luật đầu tiên của môn quần vợt, đồng thời tổ chức các giải đấu trên đất Mỹ. Đây là nền tảng cho bộ luật hoàn chỉnh I.L.T.F được ban hành năm 1924, và hầu như được giữ nguyên cho đến bây giờ. Trong hơn 80 năm, chỉ có một thay đổi lớn là việc thêm vào hệ thống tie-break do James Van Alen nghĩ ra.

Luật tennis ra đời ở Mỹ:

Giải đấu U.S. National Men"s Singles Championship (Giải vô địch đơn nam quốc gia Mỹ) nay là U.S Open (Giải Mỹ mở rộng), được tổ chức lần đầu tiên tại Newport, Rhode Island, và chỉ sau đó 6 năm, giải đấu tương tự dành cho nữ cũng được tổ chức. Riêng giải David Cup dành cho các đội tuyển nam quốc gia được tổ chức lần đầu giữa Anh và Mỹ vào năm 1900. 
Trong nhiều năm, tennis là môn thể thao của các nước nói tiếng Anh, trong đó nổi bật là Mỹ và khối liên hiệp Anh. Ngoài ra, nó cũng khá phổ biến ở Pháp, và giải Pháp mở rộng lần đầu tiên diễn ra vào năm 1891. 
Cũng chính vì thế, các giải đấu Wimbledon, Mỹ mở rộng, Pháp mở rộng và Úc mở rộng (được tổ chức lần đầu năm 1905) đã trở thành những giải đấu có uy tín lớn nhất trong giới banh nỉ cho đến nay. Bốn giải đấu này tập hợp lại thành một hệ thống được gọi là Grand Slam. 
Năm 1926, C.C.Pyle đã tổ chức hệ thống giải đấu tennis chuyên nghiệp đầu tiên giữa những tuyển thủ Mỹ và Pháp. Tại đây các tuyển thủ sẽ thi đấu cho khán giả đã trả tiền vào xem. Và trong suốt 42 năm, quần vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư hoàn toàn độc lập với nhau; các tuyển thủ chuyên nghiệp không được thi đấu tại giải nghiệp dư. 
Mãi đến năm 1968, sức ép thương mại mới đánh đổ được bức tường ngăn cách này. Thời đại mở của tennis bắt đầu, cho phép tất các các tay vợt được tham dự bất kỳ giải đấu nào, cũng như giúp các tuyển thủ hàng đầu có thể sống bằng tennis. 
Roland Garros, hay Pháp mở rộng - một trong bốn giải đấu lớn nhất của làng banh nỉ.
Thời đại mới cũng khai sinh những hệ thống thi đấu chuyên nghiệp trong khi lợi nhuận khổng lồ từ việc bán bản quyền truyền hình đã truyền bá quần vợt ra khắp thế giới; các tay vợt thuộc khối các nước nói tiếng Anh không còn giữ địa vị thống trị. Kể từ năm 1970 đến nay, các nhà vô địch đều đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau như Đức, Úc, Brazil, Thụy Sỹ… 
Tại Mỹ, quần vợt đã nhanh chóng chuyển thành một môn thể thao dành cho tất cả mọi người. Thành công đã đến với rất nhiều tay vợt, từ một người thuộc giai cấp công nhân như Jimmy Connors đến những người Mỹ gốc Phi như Arthur Ashe hay chị em nhà Williams. Đây có thể là kết quả của việc trong thập kỷ 70, Hiệp hội quần vợt quốc gia Hoa Kỳ đã quyết định đưa giải đấu U.S. Open ra thi đấu ở một công viên công cộng và cho phép mọi người đến xem với chỉ một khoản “phí sân cỏ” là 17$ (giá hiện nay). 
Đến năm 1954, James Van Alen, người đã có công sáng tạo ra hệ thống tie-break đã thành lập một Viện bảo tàng quần vợt Quốc tế, đặt tại Newport, Rhode Island. Nơi đây lưu giữ một bộ sưu tập khổng lồ những kỷ vật của làng banh nỉ cũng như một bảng thống kê những nhân vật có tên tuổi, có những đóng góp quan trọng cho môn tennis, gồm cả các tay vợt lẫn những người chỉ làm công việc văn phòng.

 

Những sai lầm thường gặp khi luyện tập tennis:

- Nôn nóng, đốt cháy giai đoạn trong quá trình luyện tập, tham gia chơi ngay khi chưa nắm vững các kỹ thuật cơ bản hoặc không khởi động kĩ trước khi luyện tập đều có thể dẫn đến những chấn thương khi luyện tập.
- Tập quá sức: Người chơi tennis phải vận động liên tục nên việc tập luyện quá sức là nguyên nhân dẫn đến bị đau, thương tích. Cần lưu ý rằng tập để giữ sức khỏe khác với tập để thi đấu.
- Uống không đủ nước.
- Uống bia, nước giải khát sau khi tập ảnh hưởng không tốt đến gan và sức khỏe của người tập.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
- Những sai lầm về kỹ thuật thường gặp khi tập luyện thể hiện trong từng trường hợp cụ thể, điều này cần trao đổi trực tiếp với giáo viên hướng dẫn

 
Phần 2: mình dành để giới thiệu về luật cũng như cách chơi bộ môn tennis. mời mọi người tham khảo

* Kiến thức cơ bản về môn tennis (Phần 1)

Quần vợt chơi trên sân hình chữ nhật, bề mặt phẳng. Chiều dài sân là 78 feet (23,77 m), và chiều rộng là 27 feet (8,23 m) với trận đơn và 36 feet (10,97 m) cho trận đôi. Lưới được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đương biên, chia đều 2 bên. Chiều cao lưới 3 feet (0,914 m) ở giữa và 3 feet 6 inches (1,07 m) ở 2 bên.

Các Loại Sân:

Có 3 loại sân chính. Tùy vào nguyên liệu làm bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nẩy khác nhau của banh, từ đó ảnh hưởng đến người chơi:
- Sân đất nện: sân đất nện được làm bằng đá hay gạch nghiền nát. Thường có màu đất đỏ. Loại sân này làm cho banh nẩy chậm và lên cao. Sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Đa số các sân đất nện là ở Châu Âu và Nam Mỹ.
- Sân cỏ: sân cỏ ngày nay rất hiếm có vì loại sân này rất tốn kém để gìn giữ. Đa số sân cỏ ngày nay chỉ thấy ở Anh vì người Anh vẫn thích giữ truyền thống quần vợt (lawn tennis). Loại sân này làm cho banh đi nhanh, nẩy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát banh và lên lưới (serve and volley).
- Sân cứng: sân cứng thật sự có nhiều loại khác nhau. Có thể nó chỉ giản dị là sân xi măng hoặc nó được làm bởi nhiều lớp cao-su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng (DecoTurf). Loại sân này thường làm cho banh đi nhanh, nẩy cao và đều. Nó thường thích hợp với những tay vợt thích phát banh và lên lưới (serve and volley) nhưng người ta cũng có thể làm cho mặt sân này "chậm" hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn (Plexicushion).
Hiện nay các giải Grand Slam đang dùng các bề mặt sân khác nhau: Giải Úc Mở rộng dùng sân cứng Plexicushion, giải Pháp Mở rộng dùng sân đất nện, Wimbledon dùng sân cỏ, và giải Mỹ Mở rộng thì dùng sân cứng DecoTurf.
Ngoài ra còn có loại sân bằng thảm khi chơi trong nhà.
* Kiến thức cơ bản về môn tennis (Phần 2)

Một quả bóng tennis thông thường bao giờ cũng gồm hai phần, phần ruột và vỏ. Phần ruột được làm từ cao su rỗng (lõi) và phần vỏ phủ ra bên ngoài là chất liệu len (nỉ).

Hiện nay, bóng tennis có hai màu chính được phép sử dụng ở các giải đấu là trắng và vàng xanh. Bóng tennis có đường kính từ 2,5 inch (6,25 cm) đến 2,63 inch (6,57 cm) và có trọng lượng trong khoảng từ 56 gam đến 59,4 gam. Theo những quy định trong luật tennis, khi được thả từ độ cao 100 inch (254 cm) xuống nền xi măng, bóng phải có độ nảy từ 53 đến 58 inch (135 đến 147 cm).

Những câu hỏi liên quan tới bóng tennis:

1. Tại sao lại phải thay bóng trong một trận đấu?
Độ nảy của bóng sẽ giảm đi đáng kể, và không đáp ứng được tiêu chuẩn nếu chơi khoảng ba giờ liên tục. Khi không sử dụng, tốt nhất nên cất bóng trong những hộp thiếc, nhằm không làm giảm áp lực.

2. Tại sao bóng tennis lại có màu vàng xanh?
Màu vàng xanh của quả bóng tennis hiện nay được coi là màu lý tưởng nhất để quan sát. Một số người cho rằng màu cam mới thu hút được sự chú ý (dễ dàng nhận ra), nhưng trên thực tế, nếu lên truyền hình, những quả bóng màu cam sẽ không thể nhìn rõ như bóng màu vàng xanh. Chính vì vậy, nó không được sử dụng ở các giải đấu chuyên nghiệp

3. Làm thế nào để biết được một quả bóng vẫn còn tốt? 
Một quả bóng được coi là vẫn còn tốt nếu đạt tiêu chuẩn về độ nảy kể trên. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách thả bóng rơi ở tầm cao ngang trán, và nếu nó vẫn nảy đến ít nhất đến thắt lưng của bạn, tức là bóng vẫn còn tốt và sử dụng được, nhưng với điều kiện, lớp nỉ ở ngoài vẫn còn tốt. Những tay vợt có kinh nghiệm có thể biết được điều này nhờ quan sát và cầm nắm.

4. Loại bóng nào có độ bền nhất ? 
Các loại bóng không có độ nén (sử dụng ở những nơi có áp suất thấp) thường có độ nảy không xác định, có thể vượt quá hoặc thấp hơn giới hạn cho phép. Trên thực tế, nhiều tay vợt không thích sử dụng loại bóng này. Hiện nay, loại bóng có độ nén được coi là bền nhất là Wilson Double Core.

5. Thế nào được gọi là bóng tập?
Bóng tập được chia làm ba loại chính
- Loại bóng có độ nén (thường rất rẻ), được đựng trong túi nilong thường. Đây là loại ít sử dụng, ngoại trừ để chơi vui vì độ nảy kém. Nếu sử dụng, bóng sẽ hỏng ngay chỉ sau vài giờ. 
- Loại bóng không có độ nén (cũng rẻ) là loại thường được sử dụng khi tập. Độ nảy của những loại này nằm ở chỉ số dưới, nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được. Lớp vỏ ngoài đôi khi sẽ hỏng rất nhanh, nhưng chúng có thể là sự lựa chọn thích hợp nếu bạn tập với máy. 
- Và cuối cùng là các loại bóng tập có độ nén, thường được đựng trong những hộp cũng có khí nén. Đây là loại bóng tập lý tưởng, dành cho các VĐV chuyên nghiệp, và chúng có chất lượng gần như bóng thi đấu. Tuy nhiên, chất lượng bóng loại này không đồng đều.

6. Có phải tất cả các loại bóng tennis đều tốt? 
Hầu hết những loại bóng tennis thông dụng hiện nay nếu mới đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn. Việc lựa chọn các nhãn hiệu khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào thói quen của người sử dụng. Nhưng theo nhiều tay vợt thì một số loại bóng tập và không đạt kích cỡ chuẩn là không thể sử dụng, thậm chí kể cả loại mới tinh.

7. "Phần áo" của quả bóng tennis được làm bằng gì ? 
Phần lớp bọc ngoài lõi cao su, thường được gọi là vỏ, thường được làm từ loại len đặc biệt (quen gọi là nỉ) có pha nhiều tạp chất để tạo độ bền và tránh bạc màu.

8. Sự khác nhau giữa lớp áo "extra duty" và "regular"? 
Vì mặt sân cứng khiến lớp vỏ bên ngoài quả bóng nhanh mòn nên "extra duty" được sử dụng cho sân cứng. Trong khi đó, "regular" được coi là lý tưởng cho sân đất nện vì mặt sân này mềm hơn. "Regular" sẽ rất dễ hỏng nếu chơi trên những sân cứng.

9. Tại sao một số quả bóng lại có chữ đỏ, một số loại khác là chữ đen ?
Chữ đỏ thường được dùng trên sân đất nện còn chữ đen dùng cho mặt sân cứng.

10. Những con số trên quả bóng nói lên điều gì ? 
Những con số được dập trên quả bóng chỉ với mục đích giúp người chơi ở những sân liền nhau có thể nhận biết được bóng của mình (trong trường hợp cùng nhãn hiệu).

11. Hiện có bao nhiêu loại bóng tennis ? 
Trên lý thuyết có tất cả 24 loại bóng tennis, nhưng người ta chỉ phân biệt các loại bóng dựa trên 4 tốc độ, 3 loại vỏ và 2 yếu tố chính tạo độ nảy. Một số loại có sự kết hợp của tất cả những yếu tố này, cho nên chỉ có 16 loại. Và trên thực tế, ở các cửa hàng dụng cụ thể thao, thông thường chỉ có 4 loại chính: 
- Bóng không có độ nén, tốc độ trung bình, extra duty 
- Bóng có độ nén, tốc độ trung bình, regular 
- Bóng có độ nén, tốc độ trung bình, extra duty
- Bóng có độ nén, tốc độ chậm, extra duty

12. Những quả bóng không có độ nén có chất lượng như thế nào nếu so với những loại bóng regular và có độ nén ? 
Bóng không có độ nén thường cứng hơn loại bóng có độ nén, ngoại trừ một nhãn hiệu là Tretorn. Dù vậy, không như những loại bóng có độ nén, bóng không nén sẽ bền hơn, độ nảy duy trì tốt hơn. Khi mất lớp nỉ bên ngoài, những quả bóng không có độ nén bay nhanh hơn, nảy và xoáy hơn. Nhưng khi đó, bóng không phù hợp cho một trận đấu tennis.


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn