1) Symbol là gì? Dịch ra thì nó nghĩa là ký hiệu...Don't understand!!!?
2) Mối quan hệ giữa dB, dBm?
3)Thế nào là băng tần, băng tần khác băng thông như thế nào? Sóng mang con hiểu như thế nào?
4) Hiệu ứng đa đường có những ưu nhược điểm gì, cách khắc phục ra sao?
5) Trong OFDM, phân biệt kích thước kênh truyền, băng tần, số IFFT?
6)Các Bác Cho Em Hỏi Thông Tin Di động Có đặc điểm Gì? Như GSM hoặc CDMA.
7)Làm ơn cho em hỏi đường T1/E1 là sao vậy?
8) Em đang đọc đến phần coherence bandwidth thì ko đc hiểu cho lắm về cái này?
9)Phân biệt giữa TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex)?
10) Phân biệt giữa TDM vs. TDMA/ FDM vs. FDMA?
11) Tại sao khoảng cách đặt bộ khuyếch đại đối với tín hiệu analog lại dài hơn tín hiệu digital?
12) Hãy phân biệt giữa mạng cố định (fixed), mạng di động (mobile), mạng có dây (wireline) và mạng không dây (wireless).
13. Khái niệm về tế bào (cell) và lợi ích của nó?
Trả lời.
1) Symbol là gì? Dịch ra thì nó nghĩa là ký hiệu...Don't understand!!!?
Câu 2)
X [dBm] - Y [dBm] = Z [dBm] hay Z [dB]
X [dBm] + Y [dBm] = Z [dBm] hay Z [dB]
cái nào đúng ? cái nào sai
hay
Một trong các câu hỏi vô cùng đơn giản mà tôi hay đưa ra cho người dự tuyển chỉ là hãy điền vào chỗ trống các đơn vị thích hợp (cái nào không có nghĩa thì bỏ trống):
X [dB] + Y [dB] = Z [ ]; X [dB] - Y [dB] = Z [ ]
X [dBm] + Y [dB] = Z [ ]; X [dBm] - Y [dB] = Z [ ]
X [dBm] + Y [dBm] = Z [ ]; X [dBm] - Y [dBm] = Z [ ]
Đáp:
Câu 3a) Thế nào là băng tần, băng tần khác băng thông như thế nào?em thấy trong một tài liệu wimax ghi là băng tần : 10-66Ghz, 25-28MHz là sao vậy??
Băng tần là 1 băng (1 dải) tần số nào đó được giới hạn bởi 1 tần số thấp nhất và 1 tần số cao nhất. Băng thông (dải thông) là băng tần được gán cho 1 người sử dụng nào đó để truyền/nhận dữ liệu. Băng thông phải đảm bảo 1 số điều kiện kỹ thuật thì mới có thể phục vụ cho 1 hình thức truyền/nhận dữ liệu. Nếu coi băng tần là 1 xa lộ thì băng thông là chiều rộng của 1 làn đường.
Câu 3b)Trong công nghệ OFDM : phân chia băng tần sẵn có thành nhiều sóng mang.Em không hiểu băng tần ở đây là băng tần nào.Tại sao băng tần của tín hiệu lai chia được thành nhiều sóng mang, tín hiệu ở đây đã được điều chế chưa.
Băng tần ở đây là băng tần được cơ quan quản lý cấp phép cho nhà cung cấp dịch vụ OFDM. BT này được chia thành nhiều sóng mang do đặc điểm của công nghệ OFDM. Bạn có thể hiểu nôm na là công nghệ chuyển từ truyền tin dạng nối tiếp (serial) sang song song (parallel). Tín hiệu ở đây đã được điều chế rồi (điều này là tất nhiên vì theo mình biết hiện nay mới có UWB là truyền tín hiệu chưa điều chế trên kênh vô tuyến).
câu 3c) Trong đa truy nhập, một số sóng mang được gán cho các người dùng khác nhau là thế nào?
Đa truy nhập có nhiều kiểu: theo tần số, thời gian, hay code...theo mình hiểu bạn định hỏi về đa truy nhập theo tần số (FDMA). Trong FDMA, 1 băng tần được chia thành nhiều băng tần nhỏ hơn để cấp phát cho người sử dụng. Ngừoi sử dụng chỉ được cung cấp dịch vụ của mình trên băng tần này. Để làm được điều ấy, người đó phải sử dụng sóng mang chính xác để đưa tín hiệu của mình lên đúng băng tần cho phép.
câu 4) Hiệu ứng đa đường có những ưu nhược điểm gì, cách khắc phục ra sao?
5) (trong OFDM) kích thước kênh truyền/ băng tần kênh được hiểu như thế nào, ví dụ như tốc độ dữ liệu là 63 Mbps trên mỗi sector trong một kênh 10MHz được hiểu là thế nào, con số 10 Mhz đó tính toán ra làm sao? Và nếu nói kích thước IFFT = 2048, điều này có nghĩa thế nào ạ
Cái kích thước kênh truyền ở đây tiếng Anh gọi là "system bandwidth". System bandwidth được tính bằng Hz, nên nếu nói một hệ thống (công nghệ) có một kích thước kênh truyền là 10Mhz, nghĩa là nó có khả năng xử lý tín hiệu (có thể hiểu là truyền tín hiệu) với tần số 10Mhz. System bandwidth được hiểu là độ rộng của băng tầng mà trong đó chứa các sóng mang. Kích thước của băng tầng do vậy sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ truyền dữ liệu vì khi băng tầng to, tức là có nhiều sóng mang, nên cùng một lúc nó có thể truyền nhiều thông tin.
Cái kích thước IFFT 2048, tức là số sóng mang con (subcarriers) là 2048
6)Các Bác Cho Em Hỏi Thông Tin Di động Có đặc điểm Gì? Như GSM hoặc CDMA.
7)Làm ơn cho em hỏi đường T1/E1 là sao vậy?
8) Em đang đọc đến phần coherence bandwidth thì ko đc hiểu cho lắm về cái này?
9) Phân biệt giữa TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex)?
Đây là cách thức phân bổ tài nguyên giữa 2 chiều trong cùng một kết nối. Ngoài các hình thức truyền tin 1 chiều, half-duplex, như broadcasting, multicasting... ra thì thường các kết nối có 2 chiều, full-duplex, (2 chiều:lên, xuống). Để phân bổ tài nguyên cho full-duplex, người ta có thể dùng:
+ TDD(Time Division Duplex): 2 bên chia nhau truy cập tài nguyên theo thời gian. Nghĩa là trong cùng 1 tần số bên thu và phát chia nhau truyền tin theo thời gian (ví dụ theo các time-slot)
+ FDD(Frequency Division Duplex): 2 bên chia nhau truy cập tài nguyên theo tần số. Nghĩa là 2 bên thu phát sẽ được phân các kênh tần số độc lập với nhau để truyền tin. Bộ Duplexer sẽ có nhiệm vụ lọc đi các tín hiệu nhiễu qua lại (nếu có) giữa 2 kênh này.
Kết hợp với các hình thức đa truy nhập, ta sẽ có 1 bức tranh đầy đủ về cách thức đa truy nhập trong hệ thống viễn thông. Thông tin đa truy nhập sau đó có thể được ghép kênh để truyền dẫn giữa các thành phần của mạng viễn thông.
Đặc biệt, bên cạnh tần số và thời gian, mạng vô tuyến còn có thêm 1 tài nguyên nữa là không gian (spatial resource). Chính do cácMS phân bổ tại các vị trí khác nhau cộng với việc công suất truyền phát thông tin có hạn, ta có thể chia 1 khu vực địa lý thành nhiều cell, thậm chí nhiều sector, giữa các cell/sector cách nhau 1 khoảng cách địa lý khá xa thì có thể dùng lại tần số, thời gian của nhau.
10)Sự khác nhau giữa các phương pháp ghép kênh và các phương pháp đa truy nhập , cụ thể là TDM và TDMA?
TDM=time division multiplexing
TDMA=time division multiple access
TDM và TDMA là hai khái niệm khác hẳn nhau. Tuy nhiên, sự na ná nhau giữa chúng rất dễ gây nhầm lẫn giữa các khái niệm, kể cả đối với một số thày ở ta. Tôi sẽ cố gắng trình bày thật vắn tắt, đôi chỗ sẽ có thể có các ví dụ two in one, mong các bạn chịu khó suy nghĩ đôi chút.
TDM là khái niệm ghép kênh, thuộc phạm vi truyền dẫn, trong khi TDMA là khái niệm đa truy nhập, thuộc phạm vi access (truy nhập mạng). Việc kiểm soát điều khiển TDM thuộc chức năng lớp 1 (transmission layer) trong mô hình OSI còn kiểm soát điều khiểnTDMA thuộc chức năng lớp 2 (hoặc 3), chí ít cũng không thuộc lớp 1. Ghép kênh là khái niệm về tổ chức truyền dẫn giữa hai nút của một mạng, trong khi đa truy nhập liên quan tới việc tổ chức kết nối từ thuê bao tới mạng.
TDM thường dùng khi nói đến ghép kênh trên một đường truyền point-to-point, hữu tuyến như T1/E1; còn TDMA thì dùng khi nói đến các hệ thống thông tin di động, đường truyền vô tuyến. TDM chỉ liên quan đến 1 transmitter và 1 receiver cònTDMA thì có nhiều transmitters.
Mặc dầu cùng đặc điểm là chia khung thời gian thành các time slot (TS) cho nhiều người chia sẻ tài nguyên song có những điểm khác biệt cơ bản giữa TDM vàTDMA sau đây:
TDM là sự phân định dung lượng tổng cộng của kênh tổng theo thời gian cho các người sử dụng khác nhau trên cơ sở từ đầu cuối tới đầu cuối và không thay đổi TS dành cho người sử dụng được nếu không config lại toàn bộ hệ thống. Nghĩa là mỗi một người sử dụng sẽ được ấn định một TS cố định để truyền tin và dù cho người sử dụng không có traffic để truyền trên kênh vật lý (TS) dành cho mình thì kênh đó sẽ rỗng mà người sử dụng khác không thể tự động chiếm kênh đó để truyền tin. Ngay cả khi ta có cố ý muốn dùng một cách nhất thời TS đó cho người sử dụng khác dùng cũng không thể được. Lấy thí dụ: Trong một tuyến truyền dẫn quang từ Hà Nội đi Hải Phòng giả dụ với kênh dung lượng là luồng STM-4 có 3 luồng STM-1 cố định (3TS dành cho 3 luồng STM-1) được dành cho kết nối từ Hà Nội đi Hải Phòng, còn một luồng STM-1 dành cho kết nối từ Hà Nội đến Hải Dương và từ Hải Dương tới Hải Phòng. Khi trên STM-1 liên lạc Hà Nội - Hải Dương không có traffic thì hệ thống cũng sẽ không tự động lấy kênh đó cho truyền từ Hà Nội đi Hải Phòng được vì đoạn Hải Dương - Hải Phòng lại có thể đang có traffic (đoạn HNI - HDG có thể đang rỗng một phần dung lượng song đọan HDG - HPG lại đang đầy).
Đa truy nhập là phương thức mà mạng sử dụng để phân biệt các thuê bao khác nhau đang truy nhập để yêu cầu dịch vụ viễn thông. Với mạng điện thoại cố định, mạng (tổng đài) phân biệt các thuê bao (vào lúc truy nhập thì là người sử dụng/user) nhờ các đôi dây tới các máy lẻ, gọi là phương thức truy nhập bằng cáp.TDMA là phương thức mà mạng phân biệt người sử dụng theo thời gian. Mạng phân biệt giữa các users khác nhau đang truy nhập mạng để yêu cầu dịch vụ thông qua TS được ấn định tạm thời cho các users. Một khi người sử dụng chấm dứt phiên liên lạc của mình thì tài nguyên (TS) sẽ được giải phóng trả lại cho mạng để có thể ấn định cho người sử dụng khác (cho thuê bao khác đang cố gắng truy nhập mạng để yêu cầu dịch vụ). Cũng xin lưu ý luôn với các bạn về sự khác biệt giữa các khái niệm thuê bao (subscriber) và khái niệm người sử dụng (user), cái mà theo kinh nghiệm của tôi, các SV, và thậm chí nhiều thày dạy viễn thông ở ta, còn rất mù mờ, dễ nhầm lẫn. Trong ghép kênh không có khái niệm thuê bao mà chỉ có user (cần phân biệt rõ khái niệm thuê bao và khái niệm người/tổ chức thuê leased line).
Với các hệ thống thông tin di động thì đa truy nhập là phần access từ các thuê bao tới mạng mà đại diện ở đây là BTS (phần mạng truy nhập - access network), còn từ nút mạng BTS tới các nút khác trong mạng (BSC hay MSC) thì kênh được tổ chức bằng ghép kênh (phần mạng/hệ thống truyền dẫn - transmission network/system). Thí dụ, với hệ thốngGSM thì TDMA thuộc phần từ MS tới BScòn TDM thuộc phần từ BS về mạng (về MSC). Trên tuyến từ các BS về MSC trong hệ thống GSM, giả như tổ chức truyền dẫn theo cấu hình chain, dù luồng E1 từ BS này về BSC có rỗng (do trong cell mà BS đó quản lý đang không có một MS nào liên lạc) thì từ mộtBS ở xa hơn về BSC ngang qua BS đó cũng không thể chiếm luồng E1 đó để truyền tin cho mình nếu không config lại hệ thống truyền dẫn.
Câu trả lời tương tự cho phân biệt FDM vs. FDMA hay CDM vs. CDMA (tuy nhiên ít nghe nói đến CDM)
11) Tại sao khoảng cách đặt bộ khuyếch đại đối với tín hiệu analog lại dài hơn tín hiệu digital?
Đó là vì với tín hiệu analog thì độ rộng băng của tín hiệu hiện tại thường nhỏ hơn độ rộng băng của tín hiệu số cùng loại (lấy thí dụ đơn giản, cùng là voice, nếu VoIP thì tốc độ là 8 kb/s, có băng tín hiệu rộng ít nhất 8 kHz, thường là hơn, trong khi thoại analog chỉ chiếm băng thông 4 kHz). Rút lại thì băng thông sử dụng trong thông tin analog thường nhỏ hơn, tập trung ở băng tần thấp của đôi dây xoắn có tổn hao thấp hơn, trong khi đó tín hiệu số lại lân lên phần cao hơn của băng tần, có tiêu hao lớn hơn nên phải khuếch đại lặp (repeat) dày hơn.
12. Hãy phân biệt giữa mạng cố định (fixed), mạng di động (mobile), mạng có dây (wireline) và mạng không dây (wireless).
Trước hết thì phải nói ngay rằng mạng cố định (fixed) không đồng nghĩa với mạng có dây (wireline). Và dĩ nhiên mạng di động cũng không đồng nghĩa với mạng không dây.
Trong viễn thông, mạng có dây (hữu tuyến) là hệ thống mạng trong đó tín hiệu (thông tin) được truyền trên những 'solid media' như cáp đồng (ví dụ điện thoại cố định), sợi quang hay cáp xoắn TV giữa 2 đầu liên lạc. Trong khi đó, mạng cố định là mạng mà trong đó người dùng ở trạng thái cố định, ít di chuyển (ví trí của người dùng không thay đổi nhiều trong lúc liên lạc). Do vậy mạng cố định không trùng nghĩa với mạng có dây. Nhiều dịch vụ mạng cố định ngày nay được cung cấp thông qua đường truyền vô tuyến (không dây), ví dụ như WiMAX cố định (802.16d), hay các giải pháp vi ba nối điểm-điểm (point-to-point) hay điểm-nhiều điểm (point-to-multipoint).
Mạng vô tuyến (không dây) là mạng trong đó tín hiệu (thông tin) được truyền qua untethered media như thông qua không khí đối với mạng tế bào hay qua chân không đối với mạng vệ tinh. Còn hệ thống mạng di động là mạng trong đó người dùng vẫn nhận được dịch vụ trong lúc đang di chuyển với một tốc độ nhất định (vận tốc tối đa cho phép ở từng hệ thống khác nhau là khác nhau). Trong hệ thống di động người dùng vẫn duy trì kết nối khi thay đổi vị trí hay thay đổi phương thức kết nối mạng.
Tóm lại, cố định hay di động là thuộc tính liên quan đến dịch vụ (service). Còn có dây hay không dây lại là thuộc tính liên quan đến công nghệ (technology).
---vnsat---
Bài viết của bác Thịnh hay quá, nhất là câu chốt: "Cố định hay di động là thuộc tính liên quan đến dịch vụ (service). Còn có dây hay không dây lại là thuộc tính liên quan đến công nghệ (technology)".
Xin liên hệ một chút tới thực tế về mạng fixed nhưng wireless. Ví dụ như dịch vụ Gphone của VNPT, Homephone của Viettel, Ecom của EVN Telecom... thường được gọi chung là mạng cố định không dây. Các thiết bị đầu cuối của khách hàng liên kết với tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ bằng sóng vô tuyến chứ không thông qua cáp. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ chỉ đảm bảo dịch vụ/chất lượng dịch vụ tại nơi/địa chỉ mà khách hàng đăng ký với nhà cung cấp. Nếu khách hàng mang thiết bị đầu cuối ra khỏi vùng/nơi đã đăng ký thì sẽ không hoạt động được hoặc không đảm bảo chất lượng dịch vụ. (Mình không làm bên di động nên mình không rõ, nhưng về mặt kỹ thuật có thể mỗi máy đầu cuối của khách hàng được gắn cố định với một trạm gốc nhất định, nếu thiết bị đầu cuối được di chuyển ra ngoài vùng phục vụ của trạm gốc đó thì sẽ bị mất dịch vụ vì không thể hoạt động với các trạm gốc khác theo thiết lập của nhà cung cấp dịch vụ. Mình hiểu thế không biết có đúng không nhỉ?)
--themoon---
Hix, đúng rồi đó bác ah! Mỗi 1 trạm di động có một mã cell nhất định, đt cố định ko dây, khi đc kích hoạt sẽ chỉ active với một số cellnhất định! good luck!
2) Mối quan hệ giữa dB, dBm?
3)Thế nào là băng tần, băng tần khác băng thông như thế nào? Sóng mang con hiểu như thế nào?
4) Hiệu ứng đa đường có những ưu nhược điểm gì, cách khắc phục ra sao?
5) Trong OFDM, phân biệt kích thước kênh truyền, băng tần, số IFFT?
6)Các Bác Cho Em Hỏi Thông Tin Di động Có đặc điểm Gì? Như GSM hoặc CDMA.
7)Làm ơn cho em hỏi đường T1/E1 là sao vậy?
8) Em đang đọc đến phần coherence bandwidth thì ko đc hiểu cho lắm về cái này?
9)Phân biệt giữa TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex)?
10) Phân biệt giữa TDM vs. TDMA/ FDM vs. FDMA?
11) Tại sao khoảng cách đặt bộ khuyếch đại đối với tín hiệu analog lại dài hơn tín hiệu digital?
12) Hãy phân biệt giữa mạng cố định (fixed), mạng di động (mobile), mạng có dây (wireline) và mạng không dây (wireless).
13. Khái niệm về tế bào (cell) và lợi ích của nó?
Trả lời.
1) Symbol là gì? Dịch ra thì nó nghĩa là ký hiệu...Don't understand!!!?
Nguyên văn bởi nqbinhdi
Symbol không nên dịch là biểu trưng. Bản thân tôi khi dịch từ symbol cũng rất băn khoăn. Về bản chất, để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng phổ (bandwidth efficiency), chức năng đầu tiên của điều chế số là ghép k bit thành một symbol, tức là thay vì sử dụng tín hiệu số cơ bản nhị phân để truyền tin (bit), chúng ta sử dụng tín hiệu số nhiều mức (M mức). Như vậy một tổ hợp k bit tạo nên một symbol - là một tín hiệu số có thể nhận một trong M = 2^k trạng thái hay giá trị có thể có và mang một lượng tin tức là k bit. Việc dịch symbol thành biểu trưng hay ký hiệu, hay dấu đều không lột tả được bản chất của vấn đề và theo kinh nghiệm của tôi, nó không giúp ích gì cho người mới học trong việc hiểu vấn đề cả. Trong tiếng Việt chúng ta từ trước không có khái niệm này.
Tôi rất muốn khuyến nghị mọi người sử dụng trực tiếp từ symbol như một từ lai, Việt hóa từ này như chúng ta đã từng sử dụng các từ xà phòng, đường ray, nhà ga, tăng-xê (hầm trú ẩn), ghi-đông mượn từ tiếng nước ngoài. Tại sao chúng ta đã sử dụng thành công các từ như bit hay chip mà lại không sử dụng từ symbol. Trước mắt, trong các tài liệu, để thể hiện việc mượn từ nước ngoài, chúng ta chỉ cần để từ symbol in nghiêng mà thôi. Đằng nào thì cũng chỉ những người làm kỹ thuật đọc đến những tài liệu này và vì vậy để nguyên từ như thế có khi còn dễ hiểu hơn là mỗi người dùng một từ Việt khác nhau mà gọi nó.
Tôi rất muốn khuyến nghị mọi người sử dụng trực tiếp từ symbol như một từ lai, Việt hóa từ này như chúng ta đã từng sử dụng các từ xà phòng, đường ray, nhà ga, tăng-xê (hầm trú ẩn), ghi-đông mượn từ tiếng nước ngoài. Tại sao chúng ta đã sử dụng thành công các từ như bit hay chip mà lại không sử dụng từ symbol. Trước mắt, trong các tài liệu, để thể hiện việc mượn từ nước ngoài, chúng ta chỉ cần để từ symbol in nghiêng mà thôi. Đằng nào thì cũng chỉ những người làm kỹ thuật đọc đến những tài liệu này và vì vậy để nguyên từ như thế có khi còn dễ hiểu hơn là mỗi người dùng một từ Việt khác nhau mà gọi nó.
Nguyên văn bởi Tuan Duc
1 bit dữ liệu có giá trị 0 hoặc 1, để truyền giá trị 0 hoặc 1 đó thì người ta phải điều chế (bằng BPSK,QPSK, M-QAM... ) bit đó thành dạng symbol (ký tự).
Bản chất 1 symbols là 1 tín hiệu liện tục (hàm raised cosin, gaussian...). Trong OFDM sẽ gồm N sóng mang con liên tục, tại 1 khoãng thời gian thì trên mỗi sóng mang sẽ có 1 symbols, tức là có tổng cộng N symbols được truyền cùng lúc.
Bản chất 1 symbols là 1 tín hiệu liện tục (hàm raised cosin, gaussian...). Trong OFDM sẽ gồm N sóng mang con liên tục, tại 1 khoãng thời gian thì trên mỗi sóng mang sẽ có 1 symbols, tức là có tổng cộng N symbols được truyền cùng lúc.
Câu 2)
X [dBm] - Y [dBm] = Z [dBm] hay Z [dB]
X [dBm] + Y [dBm] = Z [dBm] hay Z [dB]
cái nào đúng ? cái nào sai
hay
Một trong các câu hỏi vô cùng đơn giản mà tôi hay đưa ra cho người dự tuyển chỉ là hãy điền vào chỗ trống các đơn vị thích hợp (cái nào không có nghĩa thì bỏ trống):
X [dB] + Y [dB] = Z [ ]; X [dB] - Y [dB] = Z [ ]
X [dBm] + Y [dB] = Z [ ]; X [dBm] - Y [dB] = Z [ ]
X [dBm] + Y [dBm] = Z [ ]; X [dBm] - Y [dBm] = Z [ ]
Đáp:
Nguyên văn bởi Tuan Duc
X [dB] + Y [dB] = Z [dB]; X [dB] - Y [dB] = Z [dB]
X [dBm] + Y [dB] = Z [dBm]; X [dBm] - Y [dB] = Z [ dBm]
X [dBm] + Y [dBm] = Z [ ]; X [dBm] - Y [dBm] = Z [dB]
X [dBm] + Y [dB] = Z [dBm]; X [dBm] - Y [dB] = Z [ dBm]
X [dBm] + Y [dBm] = Z [ ]; X [dBm] - Y [dBm] = Z [dB]
Nguyên văn bởi nvqthinh
Đây là công thức chuyển đổi giữa mW và dBm. y [dBm]=10*log(x /1mW]). Tóm lại là cứ lấy 10*log10 của giá trị mW thì ra được dBm.
Còn [dB] = 10*log (P1/P2)= 10log(P1)-10log(P2)=x [dBm]- y[dBm]
Còn [dB] = 10*log (P1/P2)= 10log(P1)-10log(P2)=x [dBm]- y[dBm]
Câu 3a) Thế nào là băng tần, băng tần khác băng thông như thế nào?em thấy trong một tài liệu wimax ghi là băng tần : 10-66Ghz, 25-28MHz là sao vậy??
Băng tần là 1 băng (1 dải) tần số nào đó được giới hạn bởi 1 tần số thấp nhất và 1 tần số cao nhất. Băng thông (dải thông) là băng tần được gán cho 1 người sử dụng nào đó để truyền/nhận dữ liệu. Băng thông phải đảm bảo 1 số điều kiện kỹ thuật thì mới có thể phục vụ cho 1 hình thức truyền/nhận dữ liệu. Nếu coi băng tần là 1 xa lộ thì băng thông là chiều rộng của 1 làn đường.
Câu 3b)Trong công nghệ OFDM : phân chia băng tần sẵn có thành nhiều sóng mang.Em không hiểu băng tần ở đây là băng tần nào.Tại sao băng tần của tín hiệu lai chia được thành nhiều sóng mang, tín hiệu ở đây đã được điều chế chưa.
Băng tần ở đây là băng tần được cơ quan quản lý cấp phép cho nhà cung cấp dịch vụ OFDM. BT này được chia thành nhiều sóng mang do đặc điểm của công nghệ OFDM. Bạn có thể hiểu nôm na là công nghệ chuyển từ truyền tin dạng nối tiếp (serial) sang song song (parallel). Tín hiệu ở đây đã được điều chế rồi (điều này là tất nhiên vì theo mình biết hiện nay mới có UWB là truyền tín hiệu chưa điều chế trên kênh vô tuyến).
câu 3c) Trong đa truy nhập, một số sóng mang được gán cho các người dùng khác nhau là thế nào?
Đa truy nhập có nhiều kiểu: theo tần số, thời gian, hay code...theo mình hiểu bạn định hỏi về đa truy nhập theo tần số (FDMA). Trong FDMA, 1 băng tần được chia thành nhiều băng tần nhỏ hơn để cấp phát cho người sử dụng. Ngừoi sử dụng chỉ được cung cấp dịch vụ của mình trên băng tần này. Để làm được điều ấy, người đó phải sử dụng sóng mang chính xác để đưa tín hiệu của mình lên đúng băng tần cho phép.
câu 4) Hiệu ứng đa đường có những ưu nhược điểm gì, cách khắc phục ra sao?
Nguyên văn bởi tribm.ts
Hiệu ứng đa đường (Multipath) gây nên nhiễu xuyên ký tự ISI - (Các tín hiệu đến từ nhiều đường khác nhau với độ trễ khác nhau gây nên hiện tượng chồng lấn tín hiệu tại đầu thu). Trong công nghệ WIMAX người ta dùng kỹ thuật chèn CP (Cyclic Prefix) với một tỉ số thích hợp từ 1/4-..1/32 -trong miền thời gian -để khắc phục hiện tượng này rất hiệu quả.
Nguyên văn bởi Tuan Duc
Hiện tượng đa đường chỉ có "lợi" khi chúng ta có thể "ước lượng" và "tổng hợp" được tín hiệu đa đường. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng kỹ thuật trãi phổ spreading và máy thu Rake(như trong mạng CDMA và W-CDMA).
Với Wimax (hay hệ thống OFDM nói chung), đa đường có hại và gây ra ISI và chúng ta có những biện pháp hạn chế đa đường như tribm.ts giải thích.
Với Wimax (hay hệ thống OFDM nói chung), đa đường có hại và gây ra ISI và chúng ta có những biện pháp hạn chế đa đường như tribm.ts giải thích.
5) (trong OFDM) kích thước kênh truyền/ băng tần kênh được hiểu như thế nào, ví dụ như tốc độ dữ liệu là 63 Mbps trên mỗi sector trong một kênh 10MHz được hiểu là thế nào, con số 10 Mhz đó tính toán ra làm sao? Và nếu nói kích thước IFFT = 2048, điều này có nghĩa thế nào ạ
Cái kích thước kênh truyền ở đây tiếng Anh gọi là "system bandwidth". System bandwidth được tính bằng Hz, nên nếu nói một hệ thống (công nghệ) có một kích thước kênh truyền là 10Mhz, nghĩa là nó có khả năng xử lý tín hiệu (có thể hiểu là truyền tín hiệu) với tần số 10Mhz. System bandwidth được hiểu là độ rộng của băng tầng mà trong đó chứa các sóng mang. Kích thước của băng tầng do vậy sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ truyền dữ liệu vì khi băng tầng to, tức là có nhiều sóng mang, nên cùng một lúc nó có thể truyền nhiều thông tin.
Cái kích thước IFFT 2048, tức là số sóng mang con (subcarriers) là 2048
6)Các Bác Cho Em Hỏi Thông Tin Di động Có đặc điểm Gì? Như GSM hoặc CDMA.
Nguyên văn bởi nqbinhdi
Cái câu hỏi này to quá. Cần chia nhỏ ra hơn nữa người ta mới trả lời tỉ mỉ được.
Tuy nhiên có thể nói ngay là thông tin di động (là hẵng nói thông tin di động mặt đất chứ chưa nói thông tin di động dành cho tàu ngầm nhá) là loại hình có kênh khốn nạn nhất trong số các loại kênh vô tuyến mà người ta đã từng biết. Ngay cả so với các loại kênh vô tuyến microwave thôi thì cái kênh vô tuyến di động cũng là tởm lợm nhất vì nó chứa đựng bao nhiêu điều hung hiểm: Path Loss thì lớn, fading thì mạnh, méo tín hiệu do hiệu ứng Doppler cũng chả vừa, lại còn trải trễ lúc nào cũng đe dọa đến việc truyền tín hiệu số tốc độ lớn. Vì vậy người ta phải thi thố biết bao nhiêu võ để chiến với cái kênh thổ tả ấy.
Nếu như cái máy thu thanh bán dẫn xưa chỉ cần có chừng 7-11 cái bóng bán dẫn là ta đã có thể nghe hát véo von thì nay dẫu chỉ để truyền điện thoại với SMS không thôi, cái máy di động đã xời đến cả vài chục nghìn bóng bán dẫn rồi (tất nhiên là ở dạng tiểu hình hóa cao độ).
Tuy nhiên có thể nói ngay là thông tin di động (là hẵng nói thông tin di động mặt đất chứ chưa nói thông tin di động dành cho tàu ngầm nhá) là loại hình có kênh khốn nạn nhất trong số các loại kênh vô tuyến mà người ta đã từng biết. Ngay cả so với các loại kênh vô tuyến microwave thôi thì cái kênh vô tuyến di động cũng là tởm lợm nhất vì nó chứa đựng bao nhiêu điều hung hiểm: Path Loss thì lớn, fading thì mạnh, méo tín hiệu do hiệu ứng Doppler cũng chả vừa, lại còn trải trễ lúc nào cũng đe dọa đến việc truyền tín hiệu số tốc độ lớn. Vì vậy người ta phải thi thố biết bao nhiêu võ để chiến với cái kênh thổ tả ấy.
Nếu như cái máy thu thanh bán dẫn xưa chỉ cần có chừng 7-11 cái bóng bán dẫn là ta đã có thể nghe hát véo von thì nay dẫu chỉ để truyền điện thoại với SMS không thôi, cái máy di động đã xời đến cả vài chục nghìn bóng bán dẫn rồi (tất nhiên là ở dạng tiểu hình hóa cao độ).
Nguyên văn bởi smiles
Thường 1 hệ thống thông tin di động sẽ có BS (Base Station) cố định phát sóng cho các trạm MS (Mobile Station) di động lăng nhăng xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay cũng có 1 số mạng di động hoạt động theo nguyên lý lộn tùng phèo, BS đặt trên vệ tinh bay lòng vòng trong khi MSlại nằm cố định (tương đối trên mặt đất).
Nguyên văn bởi nvqthinh
Rất khó trả lời được. Nổi bật nhất:
- Không cần dây dẫn (giữa điện thoại và trạm phát). Cái này hơn hẳn điện thoại cố định.
- Vừa di chuyển vừa có thể "nói chuyện được". Di chuyển ở đây không giới hạn trong một phạm vi nhỏ như điện thoại cố định DECT.
- GSM/CdmaOne là công nghệ đã làm thay đổi lịch sử truyền thông, làm thay đổi cách thức con người liên lạc với nhau. Khi dùngGSM/CdmaOne, ngoài các câu hỏi kiểu khỏe không người ta sẽ hỏi là "Alo, mày đang ở đâu đó"? Trước kia với điện thoại cố định thì biết chắc là họ đang ở nhà. Tương lai với 3G, thì người ta sẽ hỏi là "Alo, mày có nhìn thấy tao không?".
- Không cần dây dẫn (giữa điện thoại và trạm phát). Cái này hơn hẳn điện thoại cố định.
- Vừa di chuyển vừa có thể "nói chuyện được". Di chuyển ở đây không giới hạn trong một phạm vi nhỏ như điện thoại cố định DECT.
- GSM/CdmaOne là công nghệ đã làm thay đổi lịch sử truyền thông, làm thay đổi cách thức con người liên lạc với nhau. Khi dùngGSM/CdmaOne, ngoài các câu hỏi kiểu khỏe không người ta sẽ hỏi là "Alo, mày đang ở đâu đó"? Trước kia với điện thoại cố định thì biết chắc là họ đang ở nhà. Tương lai với 3G, thì người ta sẽ hỏi là "Alo, mày có nhìn thấy tao không?".
7)Làm ơn cho em hỏi đường T1/E1 là sao vậy?
Nguyên văn bởi hdt_pdu
- T1 : Chuẩn tốc độ số cơ bản của Bắc Mỹ và Nhật : 1.544 Mbps.
- E1 : Chuẩn tốc độ số cơ bản của Châu Âu : 2,048 Mbps.
- E1 : Chuẩn tốc độ số cơ bản của Châu Âu : 2,048 Mbps.
8) Em đang đọc đến phần coherence bandwidth thì ko đc hiểu cho lắm về cái này?
Nguyên văn bởi Tuan Duc
Đáp ứng xung của kênh truyền radio là 1 hàm h(t,f,s) phụ thuộc vào 3 biến: thời gian, tần số và vị trí.... như vậy phát sinh 3 khái niệm coherent time, coherent frequency và coherent space.
Nếu băng thông tín hiệu truyền bé hơn "tần số kết hợp" (coherent frequency)... thì kênh truyền xem như là ko đổi (flat) theo tần số, sẽ chỉ phụ thuộc vào thời gian và không gian (kênh truyền sẽ đơn giản hơn, dễ xử lý hơn...)
-> Đó là lý do tại sao, người ta sử dụng kỹ thuật OFDM để truyền dữ liệu tốc độ cao... Thay vì dùng 1 sóng mang con có bandwidth 20 Mhz... người ta dùng 1024 sóng mang con có bandwidth = 20Mhz/1024 (gần bằng) để đảm bảo bandwidth mỗi sóng mang con < coherent frequency -> kênh truyền của mỗi sóng mang con là flat (theo tần số), như vậy mới dễ xử lý hơn rất nhiều.
Nếu băng thông tín hiệu truyền bé hơn "tần số kết hợp" (coherent frequency)... thì kênh truyền xem như là ko đổi (flat) theo tần số, sẽ chỉ phụ thuộc vào thời gian và không gian (kênh truyền sẽ đơn giản hơn, dễ xử lý hơn...)
-> Đó là lý do tại sao, người ta sử dụng kỹ thuật OFDM để truyền dữ liệu tốc độ cao... Thay vì dùng 1 sóng mang con có bandwidth 20 Mhz... người ta dùng 1024 sóng mang con có bandwidth = 20Mhz/1024 (gần bằng) để đảm bảo bandwidth mỗi sóng mang con < coherent frequency -> kênh truyền của mỗi sóng mang con là flat (theo tần số), như vậy mới dễ xử lý hơn rất nhiều.
9) Phân biệt giữa TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex)?
Đây là cách thức phân bổ tài nguyên giữa 2 chiều trong cùng một kết nối. Ngoài các hình thức truyền tin 1 chiều, half-duplex, như broadcasting, multicasting... ra thì thường các kết nối có 2 chiều, full-duplex, (2 chiều:lên, xuống). Để phân bổ tài nguyên cho full-duplex, người ta có thể dùng:
+ TDD(Time Division Duplex): 2 bên chia nhau truy cập tài nguyên theo thời gian. Nghĩa là trong cùng 1 tần số bên thu và phát chia nhau truyền tin theo thời gian (ví dụ theo các time-slot)
+ FDD(Frequency Division Duplex): 2 bên chia nhau truy cập tài nguyên theo tần số. Nghĩa là 2 bên thu phát sẽ được phân các kênh tần số độc lập với nhau để truyền tin. Bộ Duplexer sẽ có nhiệm vụ lọc đi các tín hiệu nhiễu qua lại (nếu có) giữa 2 kênh này.
Kết hợp với các hình thức đa truy nhập, ta sẽ có 1 bức tranh đầy đủ về cách thức đa truy nhập trong hệ thống viễn thông. Thông tin đa truy nhập sau đó có thể được ghép kênh để truyền dẫn giữa các thành phần của mạng viễn thông.
Đặc biệt, bên cạnh tần số và thời gian, mạng vô tuyến còn có thêm 1 tài nguyên nữa là không gian (spatial resource). Chính do cácMS phân bổ tại các vị trí khác nhau cộng với việc công suất truyền phát thông tin có hạn, ta có thể chia 1 khu vực địa lý thành nhiều cell, thậm chí nhiều sector, giữa các cell/sector cách nhau 1 khoảng cách địa lý khá xa thì có thể dùng lại tần số, thời gian của nhau.
10)Sự khác nhau giữa các phương pháp ghép kênh và các phương pháp đa truy nhập , cụ thể là TDM và TDMA?
TDM=time division multiplexing
TDMA=time division multiple access
TDM và TDMA là hai khái niệm khác hẳn nhau. Tuy nhiên, sự na ná nhau giữa chúng rất dễ gây nhầm lẫn giữa các khái niệm, kể cả đối với một số thày ở ta. Tôi sẽ cố gắng trình bày thật vắn tắt, đôi chỗ sẽ có thể có các ví dụ two in one, mong các bạn chịu khó suy nghĩ đôi chút.
TDM là khái niệm ghép kênh, thuộc phạm vi truyền dẫn, trong khi TDMA là khái niệm đa truy nhập, thuộc phạm vi access (truy nhập mạng). Việc kiểm soát điều khiển TDM thuộc chức năng lớp 1 (transmission layer) trong mô hình OSI còn kiểm soát điều khiểnTDMA thuộc chức năng lớp 2 (hoặc 3), chí ít cũng không thuộc lớp 1. Ghép kênh là khái niệm về tổ chức truyền dẫn giữa hai nút của một mạng, trong khi đa truy nhập liên quan tới việc tổ chức kết nối từ thuê bao tới mạng.
TDM thường dùng khi nói đến ghép kênh trên một đường truyền point-to-point, hữu tuyến như T1/E1; còn TDMA thì dùng khi nói đến các hệ thống thông tin di động, đường truyền vô tuyến. TDM chỉ liên quan đến 1 transmitter và 1 receiver cònTDMA thì có nhiều transmitters.
Mặc dầu cùng đặc điểm là chia khung thời gian thành các time slot (TS) cho nhiều người chia sẻ tài nguyên song có những điểm khác biệt cơ bản giữa TDM vàTDMA sau đây:
TDM là sự phân định dung lượng tổng cộng của kênh tổng theo thời gian cho các người sử dụng khác nhau trên cơ sở từ đầu cuối tới đầu cuối và không thay đổi TS dành cho người sử dụng được nếu không config lại toàn bộ hệ thống. Nghĩa là mỗi một người sử dụng sẽ được ấn định một TS cố định để truyền tin và dù cho người sử dụng không có traffic để truyền trên kênh vật lý (TS) dành cho mình thì kênh đó sẽ rỗng mà người sử dụng khác không thể tự động chiếm kênh đó để truyền tin. Ngay cả khi ta có cố ý muốn dùng một cách nhất thời TS đó cho người sử dụng khác dùng cũng không thể được. Lấy thí dụ: Trong một tuyến truyền dẫn quang từ Hà Nội đi Hải Phòng giả dụ với kênh dung lượng là luồng STM-4 có 3 luồng STM-1 cố định (3TS dành cho 3 luồng STM-1) được dành cho kết nối từ Hà Nội đi Hải Phòng, còn một luồng STM-1 dành cho kết nối từ Hà Nội đến Hải Dương và từ Hải Dương tới Hải Phòng. Khi trên STM-1 liên lạc Hà Nội - Hải Dương không có traffic thì hệ thống cũng sẽ không tự động lấy kênh đó cho truyền từ Hà Nội đi Hải Phòng được vì đoạn Hải Dương - Hải Phòng lại có thể đang có traffic (đoạn HNI - HDG có thể đang rỗng một phần dung lượng song đọan HDG - HPG lại đang đầy).
Đa truy nhập là phương thức mà mạng sử dụng để phân biệt các thuê bao khác nhau đang truy nhập để yêu cầu dịch vụ viễn thông. Với mạng điện thoại cố định, mạng (tổng đài) phân biệt các thuê bao (vào lúc truy nhập thì là người sử dụng/user) nhờ các đôi dây tới các máy lẻ, gọi là phương thức truy nhập bằng cáp.TDMA là phương thức mà mạng phân biệt người sử dụng theo thời gian. Mạng phân biệt giữa các users khác nhau đang truy nhập mạng để yêu cầu dịch vụ thông qua TS được ấn định tạm thời cho các users. Một khi người sử dụng chấm dứt phiên liên lạc của mình thì tài nguyên (TS) sẽ được giải phóng trả lại cho mạng để có thể ấn định cho người sử dụng khác (cho thuê bao khác đang cố gắng truy nhập mạng để yêu cầu dịch vụ). Cũng xin lưu ý luôn với các bạn về sự khác biệt giữa các khái niệm thuê bao (subscriber) và khái niệm người sử dụng (user), cái mà theo kinh nghiệm của tôi, các SV, và thậm chí nhiều thày dạy viễn thông ở ta, còn rất mù mờ, dễ nhầm lẫn. Trong ghép kênh không có khái niệm thuê bao mà chỉ có user (cần phân biệt rõ khái niệm thuê bao và khái niệm người/tổ chức thuê leased line).
Với các hệ thống thông tin di động thì đa truy nhập là phần access từ các thuê bao tới mạng mà đại diện ở đây là BTS (phần mạng truy nhập - access network), còn từ nút mạng BTS tới các nút khác trong mạng (BSC hay MSC) thì kênh được tổ chức bằng ghép kênh (phần mạng/hệ thống truyền dẫn - transmission network/system). Thí dụ, với hệ thốngGSM thì TDMA thuộc phần từ MS tới BScòn TDM thuộc phần từ BS về mạng (về MSC). Trên tuyến từ các BS về MSC trong hệ thống GSM, giả như tổ chức truyền dẫn theo cấu hình chain, dù luồng E1 từ BS này về BSC có rỗng (do trong cell mà BS đó quản lý đang không có một MS nào liên lạc) thì từ mộtBS ở xa hơn về BSC ngang qua BS đó cũng không thể chiếm luồng E1 đó để truyền tin cho mình nếu không config lại hệ thống truyền dẫn.
Câu trả lời tương tự cho phân biệt FDM vs. FDMA hay CDM vs. CDMA (tuy nhiên ít nghe nói đến CDM)
11) Tại sao khoảng cách đặt bộ khuyếch đại đối với tín hiệu analog lại dài hơn tín hiệu digital?
Các bác cho em hỏi một câu ạ. Trong quyển "data and conputer communications" của WILLIAM STALLINGS có viết: Twisted pair may be used to transmit both analog and digital signals. For analog signals, amplifiers are required about every 5 to 6 km. For digital signals, repeaters are required every 2 or 3 km. Tại sao khoảng cách đặt bộ khuyếch đại đối với tín hiệu analog lại dài hơn tín hiệu digital vậy
Đó là vì với tín hiệu analog thì độ rộng băng của tín hiệu hiện tại thường nhỏ hơn độ rộng băng của tín hiệu số cùng loại (lấy thí dụ đơn giản, cùng là voice, nếu VoIP thì tốc độ là 8 kb/s, có băng tín hiệu rộng ít nhất 8 kHz, thường là hơn, trong khi thoại analog chỉ chiếm băng thông 4 kHz). Rút lại thì băng thông sử dụng trong thông tin analog thường nhỏ hơn, tập trung ở băng tần thấp của đôi dây xoắn có tổn hao thấp hơn, trong khi đó tín hiệu số lại lân lên phần cao hơn của băng tần, có tiêu hao lớn hơn nên phải khuếch đại lặp (repeat) dày hơn.
12. Hãy phân biệt giữa mạng cố định (fixed), mạng di động (mobile), mạng có dây (wireline) và mạng không dây (wireless).
Trước hết thì phải nói ngay rằng mạng cố định (fixed) không đồng nghĩa với mạng có dây (wireline). Và dĩ nhiên mạng di động cũng không đồng nghĩa với mạng không dây.
Trong viễn thông, mạng có dây (hữu tuyến) là hệ thống mạng trong đó tín hiệu (thông tin) được truyền trên những 'solid media' như cáp đồng (ví dụ điện thoại cố định), sợi quang hay cáp xoắn TV giữa 2 đầu liên lạc. Trong khi đó, mạng cố định là mạng mà trong đó người dùng ở trạng thái cố định, ít di chuyển (ví trí của người dùng không thay đổi nhiều trong lúc liên lạc). Do vậy mạng cố định không trùng nghĩa với mạng có dây. Nhiều dịch vụ mạng cố định ngày nay được cung cấp thông qua đường truyền vô tuyến (không dây), ví dụ như WiMAX cố định (802.16d), hay các giải pháp vi ba nối điểm-điểm (point-to-point) hay điểm-nhiều điểm (point-to-multipoint).
Mạng vô tuyến (không dây) là mạng trong đó tín hiệu (thông tin) được truyền qua untethered media như thông qua không khí đối với mạng tế bào hay qua chân không đối với mạng vệ tinh. Còn hệ thống mạng di động là mạng trong đó người dùng vẫn nhận được dịch vụ trong lúc đang di chuyển với một tốc độ nhất định (vận tốc tối đa cho phép ở từng hệ thống khác nhau là khác nhau). Trong hệ thống di động người dùng vẫn duy trì kết nối khi thay đổi vị trí hay thay đổi phương thức kết nối mạng.
Tóm lại, cố định hay di động là thuộc tính liên quan đến dịch vụ (service). Còn có dây hay không dây lại là thuộc tính liên quan đến công nghệ (technology).
---vnsat---
Bài viết của bác Thịnh hay quá, nhất là câu chốt: "Cố định hay di động là thuộc tính liên quan đến dịch vụ (service). Còn có dây hay không dây lại là thuộc tính liên quan đến công nghệ (technology)".
Xin liên hệ một chút tới thực tế về mạng fixed nhưng wireless. Ví dụ như dịch vụ Gphone của VNPT, Homephone của Viettel, Ecom của EVN Telecom... thường được gọi chung là mạng cố định không dây. Các thiết bị đầu cuối của khách hàng liên kết với tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ bằng sóng vô tuyến chứ không thông qua cáp. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ chỉ đảm bảo dịch vụ/chất lượng dịch vụ tại nơi/địa chỉ mà khách hàng đăng ký với nhà cung cấp. Nếu khách hàng mang thiết bị đầu cuối ra khỏi vùng/nơi đã đăng ký thì sẽ không hoạt động được hoặc không đảm bảo chất lượng dịch vụ. (Mình không làm bên di động nên mình không rõ, nhưng về mặt kỹ thuật có thể mỗi máy đầu cuối của khách hàng được gắn cố định với một trạm gốc nhất định, nếu thiết bị đầu cuối được di chuyển ra ngoài vùng phục vụ của trạm gốc đó thì sẽ bị mất dịch vụ vì không thể hoạt động với các trạm gốc khác theo thiết lập của nhà cung cấp dịch vụ. Mình hiểu thế không biết có đúng không nhỉ?)
--themoon---
Hix, đúng rồi đó bác ah! Mỗi 1 trạm di động có một mã cell nhất định, đt cố định ko dây, khi đc kích hoạt sẽ chỉ active với một số cellnhất định! good luck!
Đăng nhận xét