Các thủ tục khi tiến hành mua nhà đất

giao dich mua dat
Giao dịch nhà đất tuy rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp và rất dễ phát sinh tranh chấp. Do vậy khi giao dịch ai cũng muốn đảm bảo an toàn cho mình nhưng đôi khi do sự cẩn thận quá mức và không am hiểu qui trình thủ tục chuyển nhượng cũng như các vấn đề khác đã làm cho các bên mua bán không giao dịch được.

1) Các bước tiến hành giao dịch:
– Bên bán rao bán nhà đất, bên mua xem và quyết định lựa chọn
– Hai bên tiến hành đàm phán về giá cả, phương thức thanh toán, thủ tục pháp lý, thời hạn giao nhà, đất và giấy tờ…
– Ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận tiền đặt cọc
– Tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng, thanh toán theo thoả thuận và thanh lý hợp đồng.

2) Các nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng nhà đất: 
Thực tế việc chuyển nhượng nhà đất hiện nay tồn tại đồng thời 02 loại hợp đồng. Một là hợp đồng mua bán giữa hai bên có thể có người làm chứng (gọi tắt là hợp đồng giấy tay). Hai là hợp đồng mua bán có chứng nhận của công chứng nhà nước. Thực tế hợp đồng giấy tay là hợp đồng chính thức giữa hai bên giao dịch bao gồm đầy đủ và chi tiết các nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng. Ngược lại hợp đồng được công chứng nhà nước chứng nhận chỉ mang tính khái quát, chung chung và chỉ là cơ sở để tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng đối với các cơ quan quản lý trực tiếp.
Chi tiết các nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng thường gặp:
a. Số tiền đặt cọc: là số tiền dùng để đảm bảo cho hợp đồng giữa hai bên được tiến hành theo đúng thoả thuận bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại trong trường hợp bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng, thông thường mức tiền đặt cọc là 10% giá trị thực tế hợp đồng và bên nào chấm dứt hợp đồng phải chịu đền bù cho bên kia số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
b. Thuế và phí chuyển nhượng:
– mức thuế người bán phải nộp cho nhà nước là 2% giá trị chuyển quyền sử dụng đất theo đơn giá quy định
– mức thuế người mua phải nộp là 0,5% giá trị nhà và đất theo đơn giá quy định
– phí chuyển nhượng thông thường gồm: lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ sang tên … nhưng giá trị không đáng kể.
Trên thực tế hai bên mua bán có thể tự thương lượng về phần thuế và phí phải nộp nhà nước sao cho thuận lợi nhất
c. Phương thức thanh toán và các bước làm thủ tục chuyển nhượng: hai nội dung này có liên quan mật thiết, thủ tục chuyển nhượng là cơ sở cho quá trình thanh toán. Thông thường thủ tục chuyển nhượng trải qua các bước chính sau: đặt cọc – công chứng hợp đồng chuyển nhượng (tại công chứng nhà nước theo quy định) – nộp thuế chuyển quyền, sang tên trước bạ (tại Phòng Tài nguyên Môi trường UBND Quận có tài sản toạ lạc). Phương thức thanh toán cũng theo trình tự như vậy tuỳ theo thoả thuận về số tiền giao nhận, hình thức giao nhận …
Thông thường để đảm bảo cho giao dịch được thuận tiện thì nên tiến hành các bước sau:
– Tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng và giao nhận tiền đặt cọc
– Ngay sau khi ra công chứng hợp đồng chuyển nhượng bên bán giao nhà và đầy đủ giấy tờ cần thiết để bên mua tự sang tên trước bạ, đồng thời bên mua giao toàn bộ số tiền còn lại
– Trường hợp hai bên cùng chịu thuế hoặc bên bán chưa giao nhà ngay thì bên mua có thể để lại một số tiền để bên bán có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện hợp đồng mua bán và sau khi hoàn tất các thủ tục còn lại bên mua sẽ giao đủ số tiền như đã thoả thuận
Các nội dung trong hợp đồng dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên giao dịch, thông thường cũng có những điều chỉnh sau khi ký kết hợp đồng và hợp đồng chỉ bị huỷ bỏ khi một trong hai bên không có khả năng thực hiện sau khi đã được gia hạn.
3) Phát sinh tranh chấp: sau đây là một số trường hợp phát sinh tranh chấp thường gặp:
– Bên bán không bảo đảm thời gian công chứng, giao nhà… do các rủi ro khách quan chủ yếu là tài sản đó bị tranh chấp hoặc thủ tục thừa kế không hợp pháp. Tranh chấp này rất khó giải quyết vì nguyên nhân khách quan, do vậy nên tránh trường hợp này bằng cách tìm hiểu kỹ tình hình pháp lý của bất động sản đó. Xem xét có bao nhiêu người cùng sở hữu nó, có tranh chấp hay không.
– Một trong hai bên cố tình không thực hiện hợp đồng, nếu bên mua không thực hiện coi như đã mất tiền cọc nhưng nếu bên bán chấm dứt hợp đồng nếu muốn bồi thường bên mua phải khởi kiện tại toà mất rất nhiều công sức, do vậy cần xem xét tư cách đạo đức của người bán…

1. Xác định khu vực cần mua: đây là điểm quan trọng đầu tiên ngay khi bạn có ý định mua nhà

2. Tài chính: Bạn phải xem xét vấn đề tài chính cần mua nhà trong khoảng bao nhiêu để tiện lợi cho việc tìm kiếm những căn nhà thích hợp với tài chính mình có, tránh trường hợp mua nhà quá sức của mình. Quy luật an toàn nhất cho vấn đề này là tiền trả nợ nhà chỉ nên bằng 30 đến 40 phần trăm của tổng số tiền lương, trước khi trừ thuế mỗi tháng

Những điều cần biết khi mua nhà

3. Tiêu trí: bạn hãy liệt kê những tiêu trí mà bạn hướng tới ví dụ, căn nhà đó gần trường, gần chợ, gần nhà thờ, gần giao thông chính, ...

4. Nhờ những công ty môi giới gần khu vực bạn muốn mua để tìm hiểu thêm thông tin, họ sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ chi tiết về việc mức giá trung bình trong khu vực bạn muốn mua, tình trạng tội phạm tại vùng, khả năng tăng trưởng của vùng trong vài năm tới, trường học trong vùng tốt hay xấu... và họ sẽ thương lượng mua nhà với những điều kiện bạn đang có

5. Đừng để lộ ra mình thích nhà đang muốn mua. Người bán nhà có thể đòi hỏi nhiều điều kiện và có khi còn tăng giá nhà nếu họ bắt được yếu điểm này của bạn

* Tôi định mua một căn nhà, xin hướng dẫn các thủ tục cần thiết (giấy tờ pháp lý, các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng mua bán) cũng như các bước khi tiến hành mua nhà?

Câu hỏi của bạn không nêu cụ thể mua nhà của hộ gia đình, cá nhân khác hay mua nhà của tổ chức kinh doanh bất động sản, nên phần trả lời chỉ giới hạn đối với việc giao dịch nhà ở giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau.


1. Về điều kiện giao dịch

Căn cứ điều 91 và điều 92 Luật nhà ở:

- Đối với nhà ở đưa vào giao dịch mua bán phải đáp ứng điều kiện có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật; không có tranh chấp về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với bên bán: phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc là người đại diện của chủ sở hữu theo văn bản ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở và phải có năng luật hành vi dân sự.

2. Về nội dung hợp đồng mua bán nhà

Theo quy định tại điều 93 Luật nhà ở, hợp đồng mua bán nhà phải thể hiện các nội dung sau đây:

a) Tên và địa chỉ của các bên

b) Mô tả đặc điểm của nhà ở

c) Giá và phương thức thanh toán

d) Thời gian giao nhận nhà ở

đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên

e) Cam kết của các bên

g) Các thỏa thuận khác

h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng

i) Chữ ký của các bên

Trên cơ sở đó, bạn có thể lưu ý một số nội dung cần thiết sau:

- Nếu nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc của nhiều người thì phần bên bán nhà phải ghi đủ thông tin và có chữ ký của cả hai vợ chồng hoặc của các đồng sở hữu. Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung mà chỉ ghi tên, chữ ký của một người đại diện thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp của những chủ sở hữu chung còn lại cho người đại diện đứng ra thực hiện giao dịch với bên mua nhà.

- Trong phần mô tả nhà nên nêu rõ tình trạng pháp lý của căn nhà như có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu và/hoặc quyền sử dụng đất hay không; nhà có đang thế chấp hay không; cách giải quyết (nếu có) và cam kết chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý đối với nhà của bên bán…

- Hình thức và phương thức thanh toán cần được quy định cụ thể là thanh toán bằng đồng Việt Nam hay bằng vàng (có sự quy đổi theo hiện giá); tiến độ thanh toán là bao nhiêu đợt với số tiền và thời gian của từng đợt; việc giải quyết số tiền đặt cọc (nếu có)…

- Cần có cam kết của bên bán về quyền sở hữu của bên bán đối với căn nhà mua bán.

- Nếu không có thỏa thuận về nghĩa vụ thuế thì theo nguyên tắc luật định, bên bán sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân và bên mua sẽ nộp lệ phí trước bạ khi mua bán nhà ở.

Hợp đồng mua bán nhà ở có thể do hai bên thỏa thuận soạn sẵn, hoặc liên hệ phòng công chứng để nhờ công chứng viên soạn giúp hợp đồng.

3. Về thủ tục mua bán nhà

Căn cứ điều 93 Luật nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở tại nông thôn.

Giấy tờ pháp lý cần có bao gồm:

- Giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

Trường hợp bán một phần nhà, đất thì cần có thêm hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ hiện trạng ngôi nhà có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, hoặc có xác nhận của UBND cấp xã nếu tại nông thôn.

- Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bên bán, bên mua.

Trường hợp bên bán là vợ chồng thì cần chuẩn bị thêm giấy đăng ký kết hôn. Nếu chỉ có một người đứng ra giao dịch thì cần chuẩn bị thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân) hoặc giấy tờ chứng minh nhà, đất mua bán là tài sản riêng.

- Văn bản ủy quyền (nếu có).

Khi nộp hồ sơ tại công chứng sẽ cần có thêm phiếu yêu cầu công chứng và tờ khai do phòng công chứng cấp.

Trình tự mua bán được tiến hành qua các bước sau:

- Bước 1: các bên mua bán nộp hợp đồng mua bán nhà và các giấy tờ pháp lý tại phòng công chứng (không phân biệt địa bàn) để công chứng hợp đồng nếu lựa chọn công chứng, hoặc tại UBND cấp huyện (nếu nhà ở tại đô thị) hoặc UBND xã (nếu nhà ở tại nông thôn) để chứng thực hợp đồng.

Đối với giấy tờ bản sao cần đem theo bản chính để đối chiếu.

- Bước 2: sau khi công chứng hoặc chứng thực, hồ sơ mua bán sẽ được nộp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Bước 3: căn cứ vào hồ sơ, cơ quan nhận hồ sơ sẽ liên hệ với các cơ quan hữu quan để kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).

- Bước 4: sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

- Bước 5: sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan đã nhận hồ sơ để nhận giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Bạn cần lưu ý trình tự, thủ tục trên chỉ mang tính chất hướng dẫn chung. Tùy từng địa phương, cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quy định cụ thể hơn cho phù hợp với tình hình quản lý tại địa phương.

Thân

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn