So sánh các giải pháp hội nghị truyền hình: H.264-SVC vs H.264-AVC

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa Trueconf với các sản phẩm khác -hãy làm phép so sánh giải pháp hội nghị truyền hình H 264-SVC và H264-AVC.
Nền tảng công nghệ H264 SVC (Scalable Video Coding), giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới trong truyền hình ảnh và âm thanh qua mạng IP là lõi của giải pháp hội nghị truyền hình để các tổ chức, cá nhân thực hiện các cuộc liên lạc bằng hình ảnh chất lượng cao.

H.264 là gì?

Trước khi SVC ra đời, khi nói đến H.264 thì chúng ta hiểu đó là H.264-AVC (tên đầy đủ H.264 MPEG-4/AVC). Đây là một chuẩn mã hóa/ giải mã Video khá phổ biến. Bằng thuật toán Dự đoán bù trừ chuyển động (Motion Compensation Prediction), H.264 giúp cung cấp hình ảnh độ phân giải cao trong khi giảm bit rate đến 50% so với chuẩn MPEG-2. Chính vì thế H.264 được ứng dụng rất rộng rãi trong việc lưu trữ và truyền tải hình ảnh độ phân giải cao (HD), đặc biệt là việc truyền hình ảnh qua mạng. Nhờ có H.264,  các giải pháp hội nghị truyền hình HD đã ra đời và trở nên phổ biến như hiện nay.
Thuật toán bù trừ chuyển động
Thuật toán bù trừ chuyển động
Tip: H.264 chỉ truyền các PHẦN hình ảnh khác hình ảnh gốc. Vì vậy hình ảnh càng ít chuyển động thì bit rate càng thấp và càng dễ dàng truyền qua mạng. Trong hội nghị truyền hình, chúng ta nên chọn nơi họp kín đáo, ít người qua lại.

SVC – Scalable Video Coding là gì?

Scalable Video Coding (H.264-SVC) thực chất là một phần mở rộng của H.264-AVC, nó có thêm khả năng mang một hoặc nhiều lớp hình ảnh phụ. Bằng cách “drop” các gói tin từ một hình ảnh lớn, chúng ta sẽ thu được lớp hình ảnh phụ với yêu cầu băng thông ít hơn. Lóp hình ảnh phụ này có thể hiển thị ở dạng độ phân giải thấp hơn hoặc frame rate thấp hơn. Nhờ khả năng này, SVC có thể được ứng dụng để truyền hình ảnh trên các mạng không tin cậy như Internet và một loạt các ưu điểm khác sẽ được nói ở phần sau.
Scalable Video Coding
Scalable Video Coding

Hội nghị truyền hình đa điểm

Trong 1 hội nghị truyền hình có N điểm, nếu truyền theo phương pháp point-to-point thông thường thì mỗi điểm cầu sẽ truyền hình ảnh đi N-1 các điểm còn lại và nhận lại số lượng hỉnh ảnh tương ứng. Việc này đòi hỏi một băng thông rất lớn mà không phải hệ thống mạng nào cũng đáp ứng được. Vì thế, chúng ta cần có 1 thiết bị trung tâm gọi là MCU (Multipoint Control Unit) làm nhiệm vụ nhận hình ảnh từ các điểm cầu và chuyển lại cho các điểm cầu khác. Khi đó mỗi điểm cầu chỉ cần truyền hình ảnh đi 1 lần duy nhất.
Phương pháp sử dụng MCU
Phương pháp sử dụng MCU
Phương pháp truyền Point-To-Point
Phương pháp truyền Point-To-Point

MCU sử dụng H.264-AVC

Trước đây, MCU sử dụng chuẩn H.264-AVC phải làm rất nhiều việc. Vì không phải tất cả các điểm cầu đều sử dụng 1 loại màn hình, 1 loại thiết bị hay chất lượng đường truyền giống nhau. Vì vậy sau khi nhận được hình ảnh từ điểm cầu chuyển lên, MCU còn phải xử lý (recompose) lại các hình ảnh đó cho phù hợp với từng điểm cầu. Nhưng trước khi xử lý được hỉnh ảnh, MCU phải giải mã hình ảnh đó ra, và sau đó lại mã hóa lại sau khi đã xử lý xong. Quá trình này yêu cầu MCU phải có năng lực xử lý mạnh, đồng thời làm tăng độ trễ của hình ảnh.
MCU sử dụng AVC
MCU sử dụng AVC

Thiết bị trung tâm sử dụng SVC

Ngày này, một số hãng công nghệ đã ứng dụng SVC vào trong Hội nghị truyền hình. Họ không dùng khái niệm MCU nữa mà thay vào đó là Router hoặc đơn giản là Server. Bởi lúc này, các điểm cầu đã “cắt” sẵn hình ảnh thành nhiều lớp, thiết bị trung tâm chỉ đơn giản làm nhiệm vụ chuyển đi toàn bộ hoặc “drop” một vài lớp hình ảnh cho nhẹ bớt tùy theo “nhu cầu” của từng điểm cầu. Nó hoạt động giống hệt cơ chế của một thiết bị Router trên mạng vậy.
Công nghệ hội nghị truyền hình SVC
Công nghệ hội nghị truyền hình SVC

Lợi ích của SVC so với AVC trong hội nghị truyền hình

MCU sử dụng AVC phải có năng lực xử lý rất mạnh, và nó phải tăng theo cấp số nhân khi tăng thêm mỗi điểm cầu. Điều này kéo theo chi phí đắt đỏ và số lượng điểm cầu tối đa có thể tham gia hội nghị truyền hình cùng lúc cũng bị giới hạn. Trong khi các thiết bị Server, Router sử dụng SVC không yêu cầu cấu hình cao nhưng vẫn có thể xử lý lên tới hàng nghìn điểm cầu.
MCU AVC so với một thiết bị Router SVC
MCU AVC so với một thiết bị Router SVC
Quan trọng hơn, với 1 lớp hình ảnh duy nhất, AVC đòi hỏi đường truyền phải có chất lượng cực tốt nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình ảnh. Các giải pháp sử dụng AVC thường yêu cầu đường truyền leasedline với độ trễ và độ mất gói tin cực thấp. Chi phí cho các loại đường truyền này cao gấp hàng chục lần các đường Internet thông thường, tuy nhiên cũng không đảm bảo được 100% chất lượng. Trong khi đó, SVC được bảo đảm bằng nhiều lớp khác nhau, nếu “chẳng may” các gói tin bị thất lạc cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Vì thế mà các giải pháp Hội nghị truyền hình sử dụng SVC có thể chạy trên mạng Internet thông thường hay thậm chí cả mạng 3G/4G
Cơ chế sửa lỗi của SVC
Cơ chế sửa lỗi của SVC
Hãy xem thực tế chất lượng hình ảnh của SVC vs AVC đối với từng loại đường truyền trong video sau:

Giải pháp hội nghị truyền hình nào sử dụng SVC?

Hiện nay, tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đều sử dụng các sản phẩm của công nghệ AVC. Đó là các sản phẩm của các hãng: Polycom, Cisco Tangberd, Sony. Đây là những hãng đã có tên tuổi lâu đời tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Các sản phẩm này có độ tin cậy cao, phù hợp với các doanh nghiệp có sẵn hạ tầng mạng leasedline từ trước, các doanh nghiệp chỉ rất ít điểm cầu hoặc các đơn vị đã đầu tư hệ thống Hội nghị truyền hình từ trước. Đối với các doanh nghiệp chưa từng đầu tư hệ thống, không có lý do gì chúng ta không đón đầu và tiếp cận ngay với công nghệ mới hơn và có nhiều ưu điểm hơn. Hiện tại trên thế giới cũng mới có rất ít hãng áp dụng thành công SVC vào giải pháp của mình. Trong số đó có hãng Vidyo của Mỹ và TrueConf của Nga. Vidyo thì chuyên về phần cứng còn TrueConf thì chuyên về phần mềm.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn