10 ngộ nhận về bộ não




1. Con người mới sử dụng hết 10% bộ não

Từ đầu thế kỷ 20 nhiều nhà khoa học trong đó có GS Williams James đã nghiên cứu và phát hiện thấy con người mới sử dụng khoảng 10% năng lực của bộ não. Tuy nhiên gần đây, nhờ khoa học phát triển và kỹ thuật quét não, kỹ thuật neuro imaging, giới nghiên cứu đã có thể quan sát kỹ hơn cấu trúc của não cũng như các hoạt động của nó và phát hiện thấy sự sai lầm của giả thuyết nói trên. Theo đó, không phải lúc nào con người cũng sử dụng hết công suất của não, song nhiều vùng của não thường xuyên kết hợp với nhau, tuyệt nhiên không hề có vùng não nào là không hoạt động, ngay cả khi con người nghỉ ngơi. Ví dụ, khi ta nhai một miếng bánh thì hầu hết các bộ phận của não đều hoạt động , đảm nhận các chức năng của nó như quan sát, cảm nhận đánh giá, kiểm chứng... hoặc khi ngủ não bộ cũng không hề nghỉ.

2. Rượu - thủ phạm triệt tiêu tế bào não?

Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường ở những người uống rượu, nhất là những người say thì có thể khẳng định rượu có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của não, thậm chí có người còn nôn ói, đau đầu nhưng qua nghiên cứu cho thấy rượu không gây hủy hoại các tế bào thần kinh, không triệt tiêu tế bào não nhưng nó lại gây tổn thương đến các đầu tận của dây thần kinh mà khoa học gọi là các đuôi gai thần kinh (dendrites), gây ảnh hưởng đến quá trình truyền đưa các tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, còn bản thân các tế bào thì không bị triệt tiêu. Bởi vậy rượu được xem là môi chất rất độc đối với não bộ, nó làm thay đổi các chức năng của não chứ không ảnh hưởng đến cấu trúc của não. Người nghiện rượu là nhóm rất dễ mắc phải căn bệnh rối loạn thần kinh có tên là hội chứng WKS (Wernicke Korsakoff Syndrom) làm cho người ta suy giảm trí nhớ, lẫn lộn, co giật mắt, thiếu máu, cơ bắp hoạt động thiếu nhịp nhàng và làm cho cơ thể thiếu hụt Thiamine (Vitamin B) dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiều hậu quả khôn lường khác rất có hại cho cơ thể.


3. Sử dụng thuốc kích thích sẽ tạo ra các lỗ hổng trong não?

Các lỗ hổng trong não ở đây là nói về ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ví dụ như cần sa, ma tuý, heroin, thuốc lắc... Cho đến nay vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu và có rất nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu dùng thuốc phiện thì trí não giảm đi nhưng cũng có nghiên cứu lại cho rằng dùng thuốc phiện có thể làm não co lại, trong khi đó những người dùng loại thuốc này như cocain, ecstasy...lại cho rằng não của họ có những vấn đề trên là hoàn toàn khác, theo đó, nếu có lỗ hổng thật trong não thì người ta không thể sống được, vì vậy lỗ hổng ở đây là nói đến những tác hại lâu dài của các loại thuốc này, đặc biệt là nó làm thay đổi các hoạt động của não. Các loại thuốc kích thích nói chung có thể ảnh hưởng đến các chất biến đưa thần kinh (neuro-transmitters), đây là những hoá chất được não sử dụng để truyền các tín hiệu trong não bộ và cũng giống như dopanine, những người nghiện thường phải cần nhiều hơn các hoá chất này để thực hiện các chức năng vốn có và một khi số lượng neuro - transmitters càng nhiều thì chức năng của nó càng giảm. Ngoài ra nếu nghiện các loại thuốc kích thích sẽ làm thay đổi cả cấu trúc của não làm cho não kém phát triển, chính vì vậy mà những người nghiện thường có tính khí khác thường và rất khó có thể cai nghiện được.

4. Não người dễ bị tổn thương

Từ trước tới nay người ta thường quan niệm não người là bộ phận dễ bị tổn thương nhất, hoặc bị tổn thương liên tục từ những tác động mạnh như tai nạn giao thông cho đến viêm nhiễm. Nhưng thực tế không phải hoàn toàn như vậy mà có rất nhiều dạng tổn thương khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, từng người. Có trường hợp tổn thương nhẹ, như mất ý thức thường xảy ra bên trong hộp sọ gây chảy máu... Những trường hợp này tự nó sẽ phục hồi được không để lại hậu quả nhưng cũng có trường hợp bị tai nạn nhưng khả năng phục hồi của não cũng rất nhanh tuỳ thuộc vào mức độ và sức khoẻ của chủ thể.

5. Não vẫn hoạt động sau khi bị chặt đầu?

Chặt đầu, chém đầu hay xử trảm là cách hành hình từng được áp dung trong lịch sử. Đây là cách giết người nhanh nhất nhưng đến nay còn rất nhiều điều tranh luận về vấn đề trên, nhất là khả năng hoạt động của não sau khi đầu rời khỏi cơ thể, thậm chí người ta còn nhìn thấy mắt nhấp nháy hoặc liếc tới 30 giây như trường hợp một phụ nữ người Pháp tên là Charlotte Corday bị hành hình ngày 17/7/1793 về tội sát hại chính khách, nhà báo, nhà Cách mạng Pháp J.Paul Marak và rất nhiều câu chuyện thêu dệt khác, thậm chí người ta còn cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến hành động vuốt mắt cho những người đã chết mà hiện nay con người vẫn làm. Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, các hoạt động nói trên thực ra là quá trình phản xạ của cơ bắp chứ không phải của ý thức, vì ngay sau khi bị chặt đầu não đã hết nguồn oxy cấp và sẽ không thể hoạt động được, thời gian này kéo dài chừng 2 đến 3 giây.

6. Não càng to càng thông minh?

Trong thực tế có rất nhiều loài cá có bộ não rất vĩ đại, như cá nhà táng, cá heo... nhưng trí thông minh của chúng không thể so với người được. Như vậy không hề có sự liên quan giữa kích thước não với trí thông minh và ngay cả đến trí thông minh của con người đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn mà chính con người cũng chưa biết hết. Một vài con số tham khảo về não như não người nặng trung bình 1.361 gam, cá héo cũng giống con người, cá voi 7.800 gam, tinh tinh 370g, các loại chó có não nhỏ hơn con người, còn loài chim sẻ có não không quá 1 gam.

7. Học nhiều sẽ tạo thêm nếp cho não?

Theo quy luật tiến hoá và để phù hợp với tỷ trọng của cơ thể, não người tự nó phát triển và gói gọn trong hộp sọ với nhiều nếp gấp khác nhau, có những lớp giống nhau, chỗ lồi gọi là gyri và chỗ lõm gọi là sulci. Kích thước của những vùng này cũng không đồng nhất, độ lớn nhỏ tuỳ thuộc độ tuổi và từng cá thể vì vậy ngay từ khi ở trong bào thai, não đã được hình thành và phát triển, đến tuần thứ 40 sẽ có những nếp nhăn rõ ràng. Khi người ta học tập, nghiên cứu thì thấy nếp nhăn này quả thực có thay đổi nhưng không hề thêm số lượng các sulci lẫn gyri. Hiện tượng này được gọi là quá trình giãn nở của não. Qua nghiên cứu trên chuột cho thấy não của chúng thay đổi khi làm một số công việc cụ thể, theo đó, các tiếp hợp (synappese) và các tế bào máu giúp tế bào thần kinh phát triển sẽ tăng về số lượng chứ các nếp nhăn không hề tăng.

8. Nghe nhạc Mozart giúp người ta thông minh?

Nghe nhạc Mozart còn gọi là hiệu ứng Mozart đã được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, thậm chí người ta còn cho rằng nghe nhạc Mozart giúp con người ta thông minh hơn. Đây là kết luận dựa vào một công trình nghiên cứu của nhà soạn nhạc Dan Campbell người Mỹ, đăng tải trên tạp chí Nature năm 1993, trong đó có 12 sinh viên tham gia thử nghiệm nghe nhạc Mozart trước khi tham gia cuộc thi về chỉ số thông minh (IQ). Kết quả những học sinh này đã đạt kết quả cao và từ đó thuật ngữ Hiệu ứng Mozart đã ra đời. Sau đó có rất nhiều nghiên cứu khác về tác dụng của âm nhạc cổ điển và phát hiện thấy hiệu ứng Mozart chỉ kéo dài không quá 15 phút. Đây là điều phóng đại làm cho người ta ngộ nhận âm nhạc đã gây kích thích não bộ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì việc dạy trẻ học âm nhạc sẽ hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng khác, tăng cường trí thông minh, giúp trẻ học tốt hơn, chứ nghe nhạc không thì không làm cho trẻ thông minh hơn hay làm bài kiểm tra đạt điểm cao hơn.

9. Tự kỷ - Dấu hiệu thiên tài?

Cho đến nay khoa học đã tốn rất nhiều công sức nhưng vẫn chưa hiểu cặn kẽ về bệnh tự kỷ (autism). Đây là căn bệnh tâm thần nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, làm cho người ta không thể giao tiếp hoặc xây dựng mối quan hệ cộng đồng được và khoa học cũng chưa biết nhiều về hội chứng bác học (Savant Syndrome), gọi tắt là SS. Người mắc hội chứng SS lại có các dấu hiệu giống như người mắc bệnh tự kỷ và có nhiều thiên hướng về hội họa, toán học hay âm nhạc và đây cũng là chủ đề cho bộ phim Rain Man của Hollywood ra đời năm 1988, nói về một nhân vật mắc bệnh tự kỷ nhưng lại có nhiều khả năng đặc biệt. Một nhà khoa học người Mỹ tên là D.A Treffert đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy cứ 10 người mắc bệnh tự kỷ thì có 1 có vài khả năng đặc biệt so với 1.1.000 ở những người mắc các loại bệnh, kể cả những cặp song sinh vì vậy nói tự kỷ đi kèm với thiên tài là không chính xác.

10. Não người có màu xám?

Không ai có thể tự nhìn thấy não của mình trừ các bác sĩ nhưng nhiều người vẫn cho rằng não có màu trắng, vàng, đỏ... Theo các nghiên cứu khoa học thì não người có nhiều gam màu tổng hợp, thiên về gam màu xám, vì vậy mà nó được gọi là chất xám. Chất xám này tồn tại ở rất nhiều bộ phận trong não (cũng như ở trong cột sống), nó có chứa rất nhiều loại tế bào khác nhau bởi vậy não còn có chứa các chất trắng gồm các dây thần kinh phối lắp với các chất xám. Ngoài ra, não còn có các hợp chất đen (substantial nigra), sở dĩ nó đen là có chứa gam màu neuromelanine, giống như có trong da, tóc và não còn có cả màu đỏ do các mạch máu dẫn đến não. 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn