Hệ thống truyền hình quảng bá
Giải pháp này hiện đang áp dụng cho các thành phố lớn. Người ta lắp đặt các máy phát hình băng tần VHF ( 175 Mhz – 230 Mhz) và các máy phát hình băng tần UHF ( 470Mhz-860Mhz) với các antenna phát riêng rẽ. Thiết bị và sự điều hành của hệ thống rất phức tạp. Điều này dẫn đến giá thành cao, cột antenna phát và thu phức tạp.
Truyền hình cáp
Người ta điều chế rất nhiều kênh truyền hình thành tín hiệu RF và tổ hợp vào một mạng cáp quang hoặc cáp đồng trục và dẫn đến từng nhà. Tuy nhiên với việc chi phí lắp đặt và thuê kênh quá cao nên nó chỉ thích hợp với thành phố lớn, vùng dân cư có thu nhập cao.
Truyền hình số mặt đất
Truyền hình số là một công nghệ mới và tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền hình. Các tín hiệu truyền hình tương tự được thực hiện số hoá, ghép kênh, và đưa tới thiết bị phát ra không gian trên mặt đất. Phía thu thực hiện giải mã tín hiệu truyền hình số thành tín hiệu truyền hình tương tự. Hiện nay ở Hà nội, Bình dương, Hải phòng… đã phát thử nghiệm truyền hình số mặt đất. Để triển khai hệ thống này, ngoài việc phải đầu tư rất lớn cho hệ thống phát hình số, người sử dụng muốn xem được thì phải mua một thiết bị thu gọi là Set-Top Box với giá thành xấp xỉ 3 triệu đồng và có thể xem được nhiều kênh truyền hình với chất lượng tương đối cao. Do vậy nó cũng chỉ thích hợp với khu vực thành phố.
Truyền hình số vệ tinh DTH ( Direct to home)
Khác với truyền hình số mặt đất, chuỗi tín hiệu truyền hình số được phát lên trên vệ tinh và vệ tinh phát trở lại mặt đất. Phía thu dùng anten parabol thu tín hiệu và đầu thu số vệ tinh thực hiện giải mã thành tín hiệu truyền hình tương tự. Truyền hình Việt nam đã phát trên vệ tinh gói tín hiệu truyền hình số phủ sóng cả nước. Muốn thu được các tín hiệu này phải có một thiết bị thu gồm anten parabol, LNB, đầu thu số vệ tinh và trả phí thuê bao hàng năm. Giá thành của hệ thống thu được cỡ 2 triệu đồng kèm theo phí thuê bao.
Truyền hình IPTV
Truyền hình số theo tiêu chuẩn DVB được bắt đầu từ năm 1993 cho đế nay đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới với nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau. Một trong những phương thức truyền dẫn phát triển nhanh nhất và rất có thể là tương lai của truyền hình đó là IPTV. Như chúng ta đã biết truyền hình truyền thống được truyền theo cấu trúc một chiều điểm đến đa điểm bằng các phương thức vệ tinh, cáp, mặt đất với chi phí quá cao và không mang tính toàn cầu. Sự xuất hiện của mạng dịch vụ băng rộng 2 chiều theo giao thức IP (Internet Protocol) được giới thiệu vào năm 1995 với các đặc tính như: Kết nối băng rộng, có khả năng tương tác, nhiều gói chương trình, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu (VoD, AoD, VoIP, Pay Per View …), mang tính toàn cầu và đặc biệt là chi phí thấp, đã đưa đến cho người xem một “phong cách” mới để xem truyền hình. IPTV là dịch vụ truyền hình số được truyền theo giao thức internet (IP) qua các mạng dữ liệu (data networks) thường là internet băng thông rộng.
Tóm lại
Các hệ thống truyền hình đa kênh trên đều là các hệ thống phức tạp, giá thành xây dựng rất lớn, ưu tiên cho các thành phố lớn và một lượng ít dân số có thu nhập cao.
Đối với các dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, truyền hình đa kênh đang là đề tài có tính thời sự. Sự đầu tư của nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần việc phủ sóng một kênh truyền hình.
Giải pháp nghiên cứu chế tạo một hệ thống máy phát hình đa kênh có giá thành thấp, thiết bị thu phát đơn giản thay thế các hệ thống máy phát hình đơn kênh đã đáp ứng một phần cho nhu cầu phát triển kinh kế, văn hoá cho những vùng dân cư như vậy.
Giải pháp này hiện đang áp dụng cho các thành phố lớn. Người ta lắp đặt các máy phát hình băng tần VHF ( 175 Mhz – 230 Mhz) và các máy phát hình băng tần UHF ( 470Mhz-860Mhz) với các antenna phát riêng rẽ. Thiết bị và sự điều hành của hệ thống rất phức tạp. Điều này dẫn đến giá thành cao, cột antenna phát và thu phức tạp.
Truyền hình cáp
Người ta điều chế rất nhiều kênh truyền hình thành tín hiệu RF và tổ hợp vào một mạng cáp quang hoặc cáp đồng trục và dẫn đến từng nhà. Tuy nhiên với việc chi phí lắp đặt và thuê kênh quá cao nên nó chỉ thích hợp với thành phố lớn, vùng dân cư có thu nhập cao.
Truyền hình số mặt đất
Truyền hình số là một công nghệ mới và tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền hình. Các tín hiệu truyền hình tương tự được thực hiện số hoá, ghép kênh, và đưa tới thiết bị phát ra không gian trên mặt đất. Phía thu thực hiện giải mã tín hiệu truyền hình số thành tín hiệu truyền hình tương tự. Hiện nay ở Hà nội, Bình dương, Hải phòng… đã phát thử nghiệm truyền hình số mặt đất. Để triển khai hệ thống này, ngoài việc phải đầu tư rất lớn cho hệ thống phát hình số, người sử dụng muốn xem được thì phải mua một thiết bị thu gọi là Set-Top Box với giá thành xấp xỉ 3 triệu đồng và có thể xem được nhiều kênh truyền hình với chất lượng tương đối cao. Do vậy nó cũng chỉ thích hợp với khu vực thành phố.
Truyền hình số vệ tinh DTH ( Direct to home)
Khác với truyền hình số mặt đất, chuỗi tín hiệu truyền hình số được phát lên trên vệ tinh và vệ tinh phát trở lại mặt đất. Phía thu dùng anten parabol thu tín hiệu và đầu thu số vệ tinh thực hiện giải mã thành tín hiệu truyền hình tương tự. Truyền hình Việt nam đã phát trên vệ tinh gói tín hiệu truyền hình số phủ sóng cả nước. Muốn thu được các tín hiệu này phải có một thiết bị thu gồm anten parabol, LNB, đầu thu số vệ tinh và trả phí thuê bao hàng năm. Giá thành của hệ thống thu được cỡ 2 triệu đồng kèm theo phí thuê bao.
Truyền hình IPTV
Truyền hình số theo tiêu chuẩn DVB được bắt đầu từ năm 1993 cho đế nay đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới với nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau. Một trong những phương thức truyền dẫn phát triển nhanh nhất và rất có thể là tương lai của truyền hình đó là IPTV. Như chúng ta đã biết truyền hình truyền thống được truyền theo cấu trúc một chiều điểm đến đa điểm bằng các phương thức vệ tinh, cáp, mặt đất với chi phí quá cao và không mang tính toàn cầu. Sự xuất hiện của mạng dịch vụ băng rộng 2 chiều theo giao thức IP (Internet Protocol) được giới thiệu vào năm 1995 với các đặc tính như: Kết nối băng rộng, có khả năng tương tác, nhiều gói chương trình, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu (VoD, AoD, VoIP, Pay Per View …), mang tính toàn cầu và đặc biệt là chi phí thấp, đã đưa đến cho người xem một “phong cách” mới để xem truyền hình. IPTV là dịch vụ truyền hình số được truyền theo giao thức internet (IP) qua các mạng dữ liệu (data networks) thường là internet băng thông rộng.
Tóm lại
Các hệ thống truyền hình đa kênh trên đều là các hệ thống phức tạp, giá thành xây dựng rất lớn, ưu tiên cho các thành phố lớn và một lượng ít dân số có thu nhập cao.
Đối với các dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, truyền hình đa kênh đang là đề tài có tính thời sự. Sự đầu tư của nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần việc phủ sóng một kênh truyền hình.
Giải pháp nghiên cứu chế tạo một hệ thống máy phát hình đa kênh có giá thành thấp, thiết bị thu phát đơn giản thay thế các hệ thống máy phát hình đơn kênh đã đáp ứng một phần cho nhu cầu phát triển kinh kế, văn hoá cho những vùng dân cư như vậy.
Đăng nhận xét