Có ai đó đã nói: "Có ba nguồn cuốn hút con người: tâm hồn, trí tuệ và cơ thể. Cuốn hút tâm hồn làm nảy sinh tình bạn, cuốn hút trí tuệ tạo nên sự tôn trọng, cuốn hút cơ thể là nguồn gốc của ham muốn. Tổ hợp của ba nguồn cuốn hút ấy làm nên tình yêu". Những điều này có vẻ rất đúng với quá trình "nuôi dưỡng" và "bảo trì" tình yêu, tuy nhiên để nói về tình yêu như một sự bắt đầu thì lại có vẻ phức tạp và khó khăn quá.
Có một câu chuyện thế này: Một ông lão và một bà lão sống ở hai ngôi nhà cạnh nhau. Họ đều độc thân, và cho tới tận thời điểm xảy ra một bước ngoặt mà tôi sắp kể ra sau đây thì điều đó chẳng ảnh hưởng mấy đến cuộc sống của họ. Họ trở thành hai người bạn thân thiết với nhau đã hàng chục năm trời và dường như chẳng gì có thể thay đổi được. Nhưng bỗng một hôm, họ dọn về sống chung một nhà rồi nói với những người xung quanh với một chút thái độ ngại ngùng còn vương sót của tuổi già rằng, đó là quyết định của tình yêu! Thật nhẹ nhàng, và cũng thật mãnh liệt! Còn có thể nói gì nữa? Ai có thể giải thích từ đâu có bước ngoặt kỳ diệu này khi hai người đã ở vào cái tuổi "gần đất xa trời", khi những nếp nhăn trên cơ thể làm "dúm" lại những ham muốn và sự minh mẫn thì đã mờ dần cùng đôi mắt?
Một tiếng sét ngang trời, một cơn mưa bất chợt và tình yêu nảy mầm. Mọi thứ đến một cách tự nhiên, chẳng báo trước và hứa hẹn điều gì. Vậy đâu là khởi nguồn của tình yêu? Nhiều người có cách nói ngược mà tôi thấy đôi khi rất đúng: niềm vui nằm trong sự bất hạnh, hi vọng ở trong nỗi thất vọng, sự phục sinh ở trong sự huỷ hoại, sự gặp gỡ ở trong sự chia rẽ v..v. Vậy còn tình yêu? Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ rằng: phải chăng gốc rễ của tình yêu nằm chính trong sự phi gốc rễ của của chính nó? Và như thế mọi sự phân tích lý tính để truy nguyên tình yêu phải chăng đều khiên cưỡng? Tôi không hề có ý thần bí hoá tình yêu. Nếu bạn đã từng yêu, đã từng ngấp nghé yêu, hoặc ngấp nghé được yêu, bạn sẽ nhận thấy một điều, những cuốn hút mà tình yêu gây ra ban đầu là sự "phải lòng", nó có thể hoá thành tình yêu hoặc không thành tình yêu, và mặc dù bản thân nó không phải là tình yêu nhưng những xúc động trong lòng bạn khiến bạn có cảm giác nó chính là tình yêu.
Thực chất, đó là sự thăng hoa của cảm xúc khi những tâm hồn trở nên đồng điệu với nhau, phá bỏ mọi rào cản để thấy mình như là một sự thống nhất. Cái cảm giác ban đầu ấy càng say đắm và mãnh liệt bao nhiêu càng chứng tỏ con người sợ sự cô đơn đến mức nào. Mỗi một người trên thế gian này là một tâm hồn cô đơn, một trái tim khép kín, yêu là cách để mỗi người khai mở vòng tròn của trái tim, để thoát khỏi sự cô đơn hay đúng hơn là nỗ lực để chiến thắng sự cô đơn đó. Nhà văn Pháp Stendh viết: "Một nửa, và lại là cái nửa đẹp đẽ nhất của cuộc đời vẫn sẽ khép kín với người nào chưa từng yêu một cách say mê".
Quan niệm về tình yêu vừa thống nhất, vừa thay đổi, thống nhất ở một vài khía cạnh và thay đổi theo thời gian. Nhưng ở thời nào cũng có quan niệm cho rằng tình yêu đôi lứa là việc riêng của người con trai và con gái. Trăng đến rằm trăng tròn, đến một độ tuổi nào đó khi trái tim bắt đầu rung động, khi nhịp tim đập nhanh hơn thường lệ và khi đôi mắt vốn trước kia mở to vô tư trước tất cả, giờ đây hơi nheo lại đắm đuối, thì lúc đó tình yêu sẽ đến. Con người cứ chờ đợi và đón nhận nó như là món quà vô giá mà thiên nhiên sẽ trao lại cho họ. Cũng có người cho rằng, tình yêu không có quy luật, mỗi tình yêu có những nét riêng không bao giờ lặp lại, và chẳng có công thức duy nhất nào cho tình yêu. Vì thế tình yêu không thể là tiếng nói của lí trí mà chỉ là những rung động thuần tuý của con tim, nó không thể khuôn vào một chiếc khung, ngay cả trước số phận và định mệnh chăng nữa.
Thực ra, giống như các mối quan hệ khác, tình yêu trước hết biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội. Bắt nguồn từ trái tim nhưng tiếng nói của con tim chỉ có thể mang lại hạnh phúc cho đôi lứa khi tình yêu tạo ra sự hài hoà với người xung quanh, với toàn bộ xã hội họ đang sống. Đó phải chăng mới chính là ý nghĩa cao cả nhất của tình yêu mà con người đã đón nhận trong sự khước từ nỗi cô đơn của chính mình?
Có một câu chuyện thế này: Một ông lão và một bà lão sống ở hai ngôi nhà cạnh nhau. Họ đều độc thân, và cho tới tận thời điểm xảy ra một bước ngoặt mà tôi sắp kể ra sau đây thì điều đó chẳng ảnh hưởng mấy đến cuộc sống của họ. Họ trở thành hai người bạn thân thiết với nhau đã hàng chục năm trời và dường như chẳng gì có thể thay đổi được. Nhưng bỗng một hôm, họ dọn về sống chung một nhà rồi nói với những người xung quanh với một chút thái độ ngại ngùng còn vương sót của tuổi già rằng, đó là quyết định của tình yêu! Thật nhẹ nhàng, và cũng thật mãnh liệt! Còn có thể nói gì nữa? Ai có thể giải thích từ đâu có bước ngoặt kỳ diệu này khi hai người đã ở vào cái tuổi "gần đất xa trời", khi những nếp nhăn trên cơ thể làm "dúm" lại những ham muốn và sự minh mẫn thì đã mờ dần cùng đôi mắt?
Một tiếng sét ngang trời, một cơn mưa bất chợt và tình yêu nảy mầm. Mọi thứ đến một cách tự nhiên, chẳng báo trước và hứa hẹn điều gì. Vậy đâu là khởi nguồn của tình yêu? Nhiều người có cách nói ngược mà tôi thấy đôi khi rất đúng: niềm vui nằm trong sự bất hạnh, hi vọng ở trong nỗi thất vọng, sự phục sinh ở trong sự huỷ hoại, sự gặp gỡ ở trong sự chia rẽ v..v. Vậy còn tình yêu? Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ rằng: phải chăng gốc rễ của tình yêu nằm chính trong sự phi gốc rễ của của chính nó? Và như thế mọi sự phân tích lý tính để truy nguyên tình yêu phải chăng đều khiên cưỡng? Tôi không hề có ý thần bí hoá tình yêu. Nếu bạn đã từng yêu, đã từng ngấp nghé yêu, hoặc ngấp nghé được yêu, bạn sẽ nhận thấy một điều, những cuốn hút mà tình yêu gây ra ban đầu là sự "phải lòng", nó có thể hoá thành tình yêu hoặc không thành tình yêu, và mặc dù bản thân nó không phải là tình yêu nhưng những xúc động trong lòng bạn khiến bạn có cảm giác nó chính là tình yêu.
Thực chất, đó là sự thăng hoa của cảm xúc khi những tâm hồn trở nên đồng điệu với nhau, phá bỏ mọi rào cản để thấy mình như là một sự thống nhất. Cái cảm giác ban đầu ấy càng say đắm và mãnh liệt bao nhiêu càng chứng tỏ con người sợ sự cô đơn đến mức nào. Mỗi một người trên thế gian này là một tâm hồn cô đơn, một trái tim khép kín, yêu là cách để mỗi người khai mở vòng tròn của trái tim, để thoát khỏi sự cô đơn hay đúng hơn là nỗ lực để chiến thắng sự cô đơn đó. Nhà văn Pháp Stendh viết: "Một nửa, và lại là cái nửa đẹp đẽ nhất của cuộc đời vẫn sẽ khép kín với người nào chưa từng yêu một cách say mê".
Quan niệm về tình yêu vừa thống nhất, vừa thay đổi, thống nhất ở một vài khía cạnh và thay đổi theo thời gian. Nhưng ở thời nào cũng có quan niệm cho rằng tình yêu đôi lứa là việc riêng của người con trai và con gái. Trăng đến rằm trăng tròn, đến một độ tuổi nào đó khi trái tim bắt đầu rung động, khi nhịp tim đập nhanh hơn thường lệ và khi đôi mắt vốn trước kia mở to vô tư trước tất cả, giờ đây hơi nheo lại đắm đuối, thì lúc đó tình yêu sẽ đến. Con người cứ chờ đợi và đón nhận nó như là món quà vô giá mà thiên nhiên sẽ trao lại cho họ. Cũng có người cho rằng, tình yêu không có quy luật, mỗi tình yêu có những nét riêng không bao giờ lặp lại, và chẳng có công thức duy nhất nào cho tình yêu. Vì thế tình yêu không thể là tiếng nói của lí trí mà chỉ là những rung động thuần tuý của con tim, nó không thể khuôn vào một chiếc khung, ngay cả trước số phận và định mệnh chăng nữa.
Thực ra, giống như các mối quan hệ khác, tình yêu trước hết biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội. Bắt nguồn từ trái tim nhưng tiếng nói của con tim chỉ có thể mang lại hạnh phúc cho đôi lứa khi tình yêu tạo ra sự hài hoà với người xung quanh, với toàn bộ xã hội họ đang sống. Đó phải chăng mới chính là ý nghĩa cao cả nhất của tình yêu mà con người đã đón nhận trong sự khước từ nỗi cô đơn của chính mình?
Đăng nhận xét