Khắc phục lỗi không thể chia sẻ trong mạng LAN

Nếu đúng như thế, đồng nghĩa máy mà bạn muốn thực hiện chia sẻ dữ liệu hay các thiết bị ngoại vi yêu cầu User và password.

Để sửa lỗi không chia sẻ được dữ liệu trong mạng LANhãy thực hiện theo các hướng dẫn sau:

1./ Tắt yêu cầu password khi share trong Network Profile

Bước 1: Đầu tiên nhấp phải vào biểu tượng Network => Rồi chọn Open Network and Sharing Center => Chọn tiếp vào Change advanced sharing settings.

Bước 2: Tìm đến All Network (ở phía gần cuối) => Nhấp Turn off password protected sharing => Nhấp vào Save changes.


2./ Cho phép tài khoản không password truy cập Group Policy

Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím tắt Windows + R => Gõ lệnh gpedit.msc => Mở Group Policy.

Bước 2: Nhấp chuột vào Computer Configuration / Windows Settings / Security Settings / Local Policies / Security Options => Đúp chuột vào Accounts: Limit local account use of blank passwords to console login only => Chọn Disable => Nhấn OK để thiết lập.

Bước 3: Sau khi đã tùy chỉnh xong trong Policy hãy trở lại Run gõ tiếp lệnh: gpupdate /force đợi chạy hoàn tất thì kiểm tra có thể vào share trên máy khác được chưa?

Để hạn chế tối đa tình trạng lỗi khi chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính trong mạng LAN bạn cũng cần ghi nhớ những điều sau:

1/ Tắt tường lửa (Windows Firewall)

Bước 1: Vào Control Panel => Tìm đến Windows Firewall (View by bạn chọn là Large icons cho dễ tìm nhé) => Tiếp theo chọn Turn Windows Firewall on or off.

Bước 2: Sau đó chọn Turn off windows Firewall (not recommended) => Nhấn vào OK.

2/ Kiểm tra 2 máy tính đã thông nhau chưa

Bước 1: Sử dụng Windows + R => Nhập lệnh cmd => Nhấn OK.

Bước 2: Gõ lệnh ipconfig xem địa chỉ IP trên máy tính của mình.

Mách nhỏ: các con số tại dòng IPv4 Address chính là IP.

Bước 3: Hãy làm các bước tương tự trên máy tính bạn muốn kết nối để xem IP, rồi ghi nhớ.

Bước 4: Sau đó trở về máy tính của bạn và gõ lệnh ping [địa chỉ ip máy tính cần vào t ].


 
Lưu ý: hình trên chứng tỏ 2 máy đã thông nhau.

Trong trường hợp 2 máy tính chưa thông bạn cần làm thêm bước nữa để chúng có thể về cùng WORKGROUP hay cùng MSHOME.

Bước 5: Nhấp phải vào Computer (This PC) => Chọn Properties => Sau đó hãy nhấn vào Change settings. Cửa sổ tiếp theo hiển thị hãy nhấn vào Change... => Sau đó tick vào Workgroup => Tại đây, bạn có thể nhập là WORKGROUP hoặc MSHOME (miễn sao các máy tính cùng nhóm).

1.Tắt Windows Firewall
Mặc định Winmdows XP SP2 và Win2003 SP1 trở lên có chức năng Personal Firewall để bào vệ người dùng khỏi sự xâm nhập từ các máy tính khác.
Để tắt Personal Firewall: vào Start > Settings > Control Panel, chọn Windows Firewall và chọn Off để tắt nó đi.
2. Kiểm tra Network Component
Vào Start > Settings > Control Panel, chọn Network Connections > Local Area Connection, chọn Properties và đánh dấu vào Client For Microsoft Network và File and Printer Sharing, sau đó hãy thử truy cập máy kia.

3. Kiểm tra tài khoản Guest
Nếu tài khoản Guest bị Disabled thì sẽ có thông báo như sau:
Khắc phục bằng cách vào Start > Run, gõ compmgmt.msc > nhấn Enter để vật Computer Management. Trong hộp thoại xuất hiện, bạn chọn mục Local user and Group, duyệt đến nhánh Users > tài khoản Guest, chọn Propertiesrồi bỏ chọn mục Account is Disabled.
4. Kiểm tra các service
Vào Start > Run, gõ services.msc > nhấn Enter. Sau đó, kiểm tra hai dịch vụ Work Station và Server có được kích hoạt chưa, nếu chưa thì hãy kích hoạt chúng.
-> Vào service bật 2 dịch vụ này  lên là sharing được.
5. kiểm tra Local Security Settings
Vào Start > Run, gõ secpol.msc > Enter, chọn Local Security Settings. Chọn nhánh Local Polices > Security Options.
Mặc định, tài khoản người dùng (user) không được để “trống” password. Nếu muốn User để password “trống”, mục Accounts: Limit local account user of black password to console login only bạn chọn Disable.
Kiểm tra trong mục Access this computer from the network có tài khoản của mình chưa, nếu chưa thì bạn hãy thêm vào .

Kiểm tra trong mục Deny access to this computer from the network có tài khoản của mình hay tài khoản Everyone không, nếu có thì hãy xóa nó.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn