Các câu lệnh hay được sử dụng trên Ubuntu

Dạo này táy máy cái Ubuntu nên ngồi nghịch tý tìm mấy lệnh hay dùng thống kê lại để tiện xài.

Ubuntu là một hệ điều hành do cộng đồng phát triển và là tuyệt vời cho các máy tính xách tay, máy tính để bàn và cả máy chủ. (Riêng mình thì là windows mới tuyệ vời) Bất kỳ bạn sử dụng nó ở đâu, Ubuntu đều có tất cả các ứng dụng mà bạn luôn cần, từ các ứng dụng soạn thảo văn bản tới thư điện tử, từ phần mềm máy chủ web tới các công cụ lập trình. Ubuntu là một bản phân phối Linux thông dụng (đoạn này mình lấy của wiki)

Trên ubuntu với những câu lệnh có “sudo” ở đầu. Là để chỉ thực hiện câu lệnh và gọi quyền của root để thực thi câu lệnh đó, và khi thực thi xong nó sẽ trả lại quyền của user bạn đang dùng.

sudo apt-get install package_name: apt-get install sẽ tiến hành cài đặt gói phần mềm và bạn muốn cài đặt phần mềm gì thì thay package_name bằng tên của gói phần mềm cần cài đặt. Và bạn gọi sudo ở trước câu lệnh để yêu cầu quyền cài đặt của người dùng cao nhất ở đây là root hoặc xác nhận từ chính bạn nếu tên người dùng của bạn thuộc nhóm người dùng root.
VD: sudo apt-get install rar


sudo apt-get remove package_name: ngược lại của apt-get install, apt-get remove sẽ gỡ bỏ một gói phần mềm nào đó trong Ubuntu. Thay package_name bằng gói phần mềm bạn muốn gỡ bỏ.
VD: sudo apt-get remove rar


Còn với câu lệnh “touch:” tạo một file mới.
VD: touch hello.txt


Với “&&” : 2 ký từ && đi liên tiếp sẽ giúp bạn thực thi 2 câu lệnh với 1 dòng lệnh, tất nhiên nó sẽ thực thi 1 lệnh trước sau đó sẽ đến lệnh thứ 2. Câu lệnh dưới sẽ dùng touch để tạo một file mang tên helloworld.txt và sau đó sẽ dùng câu lệnh “vi” để mở và thêm nội dung vào file helloworld.txt
VD: touch helloworld.txt && vi helloworld.txt


Câu lệnh “wget” dùng để download file dòng lệnh trên một host internet .
VD: wge http://www.nvdung.net/upload/abcxyz.xxx #Sẽ tải file abcxyz.xxx nào đó từ internet về.


Câu lệnh “dpkg” : quản lý các gói phần mềm trong Ubuntu, muốn cài đặt 1 gói phần mềm bạn chỉ cần thêm vào tham số -i. Muốn gỡ bỏ thêm vào tham số -r. Bạn cần thêm lệnh sudo để có quyền tiến hành câu lệnh.
VD: dpkg -i ubuntu-tweak_0.3.5-1.deb #Sẽ cài đặt gói Ubuntu-Tweak
VD: dpkg -r rar #Sẽ gỡ bỏ rar.


Câu lệnh “ifconfig” : các thông kết nối mạng và cấu hình mạng của máy. Cái này ai cũng biết nên miễn bàn

Câu lệnh “ping” : kiểm tra sự tồn tại của một máy tính nào đó trong mạng.
VD: ping 192.168.1.1 #Cái này ai cũng biết nên miễn bàn


Câu lệnh “whereis” : nếu bạn muốn biết một câu lệnh nằm ở đâu trong Ubuntu bạn chỉ gần gõ whereis câu lệnh
VD: whereis ls


Câu lệnh “find” : tìm kiếm một tập tin. Câu lệnh dưới sẽ tìm trong đường dẫn thư mục /home/nvdung tham số -name để tìm theo tên file và nếu như bạn muốn tìm file có đuôi là .txt thì chỉ gần thêm dấu * trước phần tên file mở rộng.
VD: find /home/nvdung/ -name “*.txt” #Sẽ tìm các file đuôi .txt trong thư mục /home/nvdung/
VD: locate từ_khóa #Sẽ tìm tập tin mà tên của nó có chứa “từ_khóa”


Câu lệnh “uname -a” : chỉ cần gõ là bạn sẽ biết được version của Linux kernel mà bạn đang sử dụng.

Câu lệnh “cat /etc/issue” : phiên bạn hiện tại của Ubuntu bạn đang dùng.

Nếu bạn muốn tắt máy:
sudo shutdown -h now
sudo shutdown -h time #time đây là thời gian bạn muốn hẹn giờ tắt máy nhé.
sudo init 0
sudo halt
Hoặc với câu lệnh : poweroff
Khởi động lại máy thì là câu lệnh : reboot


Câu lệnh “-help | more” để hiện thị trợ giúp, “| more” dùng để giúp xem dễ dàng từng trang cửa sổ, tuy nhiên một số lệnh sẽ không có phần help này.

Thắc mắc lớn của mình : Làm thế nào để có thể xem được những kết quả được trả về trên màn hình nếu như nó quá dài?
- Nếu đang dùng Ubuntu Server hoặc trong console của Ubuntu Desktop để xem được những gì trả về trên màn hình bạn nhấn Shift + Page Up để xem những gì ở trên và Shift + Page Down để cuộn xuống dưới!
- Mỗi thế thôi mà search google mãi mới biết.


Bạn muốn tìm hiểu thêm về cách sử dụng của mỗi câu lệnh. Bạn chỉ cần gõ thêm “man” vào trước câu lệnh đó.
VD: man câu_lệnh #Sẽ hiển thị phần sổ tay sử dụng, nhấn q để thoát khi xem (man = manual)


Để thực thi một chương trình hay tập tin có thể thực thi trong thư mục hiện hành. Bạn chỉ cần gõ đúng tên file là có thể thực thi.
VD: ./tomcat_start.sh #Sẽ khởi động tomcat với file khởi động đc cấu hình đặt tại thư mục hiện tại.


Để chỉnh giờ thì dùng câu lệnh
sudo date ngày_giờ


Và còn rất nhiều nữa. Viết cho nhanh nhé

- pwd: đưa ra ngoài màn hình thư mục đang hoạt động (VD: /etc/ssh).

- cd: thay đổi thư mục (VD: cd .. – ra một cấp thư mục hiện tại; cd vidu – vào thư mục /vidu).

- ls: đưa ra danh sách nội dung thư mục.

- mkdir: tạo thư mục mới (VD: mkdir tên_thumuc_moi).

- rmdir: xóa bỏ một thư mục (rmdir ten_thumuc).

- cp: copy file hoặc thư mục (cp file_nguồn file_đích).

- mv: di chuyển file hoặc thư mục; cũng được dùng để đặt lại tên file hoặc thư mục (mv vị_trí_cũ vị_trí_mới hoặc mv tên_cũ tên_mới).

- rm: loại bỏ file (rm tên_file).

Để tìm kiếm nội dung trong file, bạn có thể dùng:

- grep < tiêu chuẩn tìm kiếm>: để tìm nội dung trong file.

Để xem một file, bạn có thể dùng:

- more : hiển thị file theo từng trang.

- cat < tên file>: hiển thị tất cả file.

- head < tên file>: hiển thị các dòng đầu tiên.

- tail < tên file>: hiển thị các dòng cuối cùng (có thể hữu ích trong những trường hợp như khi bạn muốn xem thông tin cuối cùng của một file hệ thống).

Để chính sửa file, bạn phải sử dụng trình soạn thảo tích hợp sẵn trên dòng lệnh. Thông thường, đây là vi và được dùng với cú pháp: vi .

Để giải nén một lưu trữ (thông thường có đuôi tar.gz), bạn phải dùng lệnh tar với cú pháp tar -xvf .

Để in một file, dùng lệnh lpr . Chú ý là bạn phải có một số daemon hoạt động để quản lý máy in. Thông thường đây là các cup (chủ yếu là UNIX Printing System) có thể sử dụng cho tất cả các phân phối chính.

Để loại bỏ file khỏi hàng đợi ở máy in (bạn có thể lên danh sách hàng đợi bằng lệnh lpq), sử dụng câu lệnh lprm .

Để lắp hoặc gỡ bỏ thiết bị (thêm vào hệ thống file với vai trò như một phương tiện được phép sử dụng), dùng:
- mount /mnt/floppy: lắp thêm ổ mềm.
- umount /mnt/floppy: gỡ bỏ ổ mềm.
- mount /mnt/cdrom: lắp ổ CD-ROM.
- mount /mnt/cdrom: gỡ ổ DC-ROM.


Các thiết bị này thường được cài và cho phép sử dụng một cách tự động. Nhưng có thể một ngày đẹp trời nào đó bạn lại phải tự mình thực hiện công việc này khi có lỗi xảy ra. Đừng lo lắng!

Để tạo một phân vùng

Đầu tiên, tạo một thư mục trong /mnt (mkdir /mnt/ổ_đĩa_mới). Sau đó sử dụng lệnh mount (mount /dev/source /mnt/ ổ_đĩa_mới), trong đó /dev/source là thiết bị (tức phân vùng) bạn muốn lắp thêm vào hệ thống file.

Nếu muốn kết nối tới một host từ xa, sử dụng lệnh ssh. Cú pháp là ssh .

Quản lý hệ thống:

- ps: hiển thị các chương trình hiện thời đang chạy (rất hữu ích: ps là cái nhìn toàn bộ về tất cả các chương trình).

Trong danh sách đưa ra khi thực hiện lệnh ps, bạn sẽ thấy có số PID (Process identification – nhân dạng tiến trình).

Con số này sẽ được hỏi đến khi muốn ngừng một dịch vụ hay ứng dụng, dùng lệnh kill .

- top: hoạt động khá giống như Task Manager trong Windows. Nó đưa ra thông tin về tất cả tài nguyên hệ thống, các tiến trình đang chạy, tốc độ load trung bình… Lệnh top -d thiết lập khoảng thời gian làm tươi lại hệ thống. Bạn có thể đặt bất kỳ giá trị nào, từ .1 (tức 10 mili giây) tới 100 (tức 100 giây) hoặc thậm chí lớn hơn.

- uptime: thể hiện thời gian của hệ thống và tốc độ load trung bình trong khoảng thời gian đó, trước đây là 5 phút và 15 phút.

Thông thường tốc độ load trung bình được tính toán theo phần trăm tài nguyên hệ thống (vi xử lý, RAM, ổ cứng vào/ra, tốc độ load mạng) được dùng tại một thời điểm. Nếu tốc độ được tính toán là 0.37, tức có 37% tài nguyên được sử dụng. Giá trị lớn hơn như 2.35 nghĩa là hệ thống phải đợi một số dữ liệu, khi đó nó sẽ tính toán nhanh hơn 235% mà không gặp phải vấn đề gì. Nhưng giữa các phân phối có thể khác nhau một chút.

- free: hiển thị thông tin trên bộ nhớ hệ thống.

- ifconfig : để xem thông tin chi tiết về các giao diện mạng; thông thường giao diện mạng ethernet có tên là eth(). Bạn có thể cài đặt các thiết lập mạng như địa chỉ IP hoặc bằng cách dùng lệnh này (xem man ifconfig). Nếu có điều gì đó chưa chính xác, bạn có thể stop hoặc start (tức ngừng hoặc khởi_động) giao diện bằng cách dùng lệnh ifconfig up/down.

- passwd: cho phép bạn thay đổi mật khẩu (passwd người_dùng_sở_hữu_mật_khẩu hoặc tên người dùng khác nếu bạn đăng nhập hệ thống với vai trò root).

- useradd: cho phép bạn thêm người dùng mới (xem man useradd).

Dù ở phân phối nào, bạn cũng có thể dùng phím TAB để tự động hoàn chỉnh một lệnh hoặc tên file. Điều này rất hữu ích khi bạn quen với các lệnh. Bạn cũng có thể sử dụng các phím lên, xuống để cuộn xem các lệnh đã nhập. Bạn có thể dùng lệnh đa dòng trên một dòng. Ví dụ như, nếu muốn tạo ba thư mục chỉ trên một dòng, cú pháp có thể là: mkdir thư_mục_1 ; mkdir thư_mục_2 ; mkdir thư_mục_3.

Một điều thú vị khác nữa là các lệnh dạng pipe. Bạn có thể xuất một lệnh thông qua lệnh khác. Ví dụ: man mkdir | tail sẽ đưa ra thông tin các dòng cuối cùng trong trang xem “thủ công” của lệnh mkdir.

Nếu lúc nào đó được yêu cầu phải đăng nhập với tài khoản gốc (tức “siêu” admin của hệ thống), bạn có thể đăng nhập tạm thời bằng cách dùng lệnh su. Tham số -1 (su-1) dùng để thay đổi thư mục chủ và cho các lệnh đã hoặc đang dùng. Chú ý là bạn cũng sẽ được nhắc một mật khẩu.

Để thoát hay đóng shell, gõ exit hoặc logout.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn